Người cao tuổi phạm tội thuộc khung tử hình thì quyết định hình phạt như thế nào?
Bao nhiêu tuổi được xem là người cao tuổi?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về người cao tuổi cụ thể như sau:
Người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Theo đó, công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên thì được xem là người cao tuổi theo quy định của pháp luật.
Nhà nước có những chính sách nào đối với người cao tuổi?
Theo Điều 4 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về Nhà nước có những chính sách đối với người cao tuổi cụ thể như sau:
- Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
- Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Người cao tuổi phạm tội thuộc khung tử hình thì quyết định hình phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Người cao tuổi phạm tội thuộc khung tử hình thì quyết định hình phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Như vậy, theo quy định trên tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên và không loại trừ đối với trường hợp của người trên 60 tuổi.
Theo đó, khi người trên 60 phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự dù là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng.
Đối với nhóm đối tượng này, cụ thể là đối với người từ đủ 70 tuổi trở lên khi phạm tội sẽ được coi là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc là một trong các điều kiện để được tha tù trước thời hạn (được quy định tại Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015).
Ngoài ra, người từ đủ 75 tuổi trở lên cũng sẽ không bị áp dụng mức hình phạt cao nhất là tử hình (theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015).
Hay nói cách khác, người cao tuổi phạm tội thuộc khung tử hình thì quyết định hình phạt cũng sẽ không áp dụng hình phạt tử hình mà sẽ được chuyển về khung hình phạt tù chung thân theo khoản 4 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015.
Các quyền của người cao tuổi được quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về các quyền của người cao tuổi như sau:
- Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
- Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
- Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
- Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
- Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
- Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
- Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?