Thứ tự để sử dụng dịch vụ công trực tuyến được thực hiện như thế nào?

Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là gì? Thứ tự để sử dụng dịch vụ công trực tuyến được thực hiện thế nào? Cơ quan nhà nước cung cấp DVC trực tuyến theo mấy mức độ?

Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập của cơ quan trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin.
2. Cơ quan chủ quản trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử là các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này (sau đây gọi tắt là cơ quan chủ quản).
3. Cổng dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh là điểm đầu mối truy cập thông tin, dữ liệu trên môi trường mạng phục vụ việc công bố dữ liệu mở, cung cấp thông tin về chia sẻ dữ liệu của cơ quan nhà nước trong nội bộ của bộ, tỉnh; cung cấp các tài liệu, dịch vụ, công cụ, ứng dụng xử lý, khai thác dữ liệu được công bố bởi các cơ quan nhà nước trong nội bộ của bộ, tỉnh.
4. Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý hoặc dưới hình thức thông báo kết quả thực hiện trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một hoặc một số thủ tục hành chính để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.
5. Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
[...]

Theo đó, dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

Thứ tự để sử dụng dịch vụ công trực tuyến được thực hiện như thế nào?

Thứ tự để sử dụng dịch vụ công trực tuyến được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Thứ tự để sử dụng dịch vụ công trực tuyến được thực hiện như thế nào?

Dưới đây là thứ tự để sử dụng dịch vụ công trực tuyến:

Bước 1. Đăng ký/ đăng nhập hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

(Hình minh họa)

Bước 2.

- Lựa chọn dịch vụ công trực tuyến cần thực hiện theo từ khóa hoặc lĩnh vực hoặc theo cơ quan; cung cấp thành phần hồ sơ theo yêu cầu của dịch vụ công trực tuyến ;

(Hình minh họa)

- Lựa chọn hình thức nhận kết quả trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính ;

- Thanh toán phí lệ phí (nếu có).

Bước 3. Theo dõi tình trạng hồ sơ xử lý trên mạng (chọn tra cứu hồ sơ cần theo dõi).

Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo mấy mức độ?

Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 11. Các mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến
1. Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo 02 mức độ như sau:
a) Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
b) Dịch vụ công trực tuyến một phần: là dịch vụ công trực tuyến không bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Cơ quan nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số tối đa trong quá trình cung cấp và xử lý dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng trừ trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải hiện diện tại cơ quan nhà nước hoặc cơ quan nhà nước phải đi thẩm tra, xác minh tại hiện trường theo quy định của pháp luật.
[...]

Theo đó, cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo 02 mức độ, bao gồm:

(1) Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

(2) Dịch vụ công trực tuyến một phần: là dịch vụ công trực tuyến không bảo đảm các điều kiện quy định tại (1).

Dịch vụ công trực tuyến
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dịch vụ công trực tuyến
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thứ tự để sử dụng dịch vụ công trực tuyến được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến một phần là dịch vụ công trực tuyến không bảo đảm các điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ, Dịch vụ công trực tuyến toàn trình được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến và giao dịch điện tử về đất đai được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến đến hết 2024 sẽ đạt 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình?
Hỏi đáp Pháp luật
5 loại lệ phí thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến ở TP.HCM có mức thu 0 đồng từ tháng 5 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhằm khuyến khích người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, dự kiến áp dụng mức thu lệ phí 0 đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu chuyển đổi số 2023: Chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dịch vụ công trực tuyến
Tạ Thị Thanh Thảo
468 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Dịch vụ công trực tuyến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ công trực tuyến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào