Đối tượng nào được giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc tài sản công?
Đối tượng nào được giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc tài sản công?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, các đối tượng được giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc tài sản công bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lực lượng vũ trang nhân dân.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ hưởng sinh hoạt phí có thời gian hoạt động ở các chiến trường A, B, C, K.
- Cán bộ công tác tại xã, phường hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc hưởng sinh hoạt phí theo định suất do Nhà nước quy định.
- Công nhân, viên chức làm việc thường xuyên từ một năm trở lên trong các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, cơ quan Đảng và đoàn thể.
- Các đối tượng được cử sang làm việc trong các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các văn phòng đại diện kinh tế, thương mại được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức phi Chính phủ, cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình nước ngoài đặt tại Việt Nam và các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
+ Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ hưởng sinh hoạt phí có thời gian hoạt động ở các chiến trường A, B, C, K.
+ Cán bộ công tác tại xã, phường hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc hưởng sinh hoạt phí theo định suất do Nhà nước quy định.
+ Công nhân, viên chức làm việc thường xuyên từ một năm trở lên trong các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, cơ quan Đảng và đoàn thể.
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động trợ cấp tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp thôi việc trước và sau khi có Quyết định 111/HĐBT năm 1991 hoặc trước và sau khi có Bộ Luật lao động 1994 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/1995).
- Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng mà hưởng trợ cấp phục viên hoặc xuất ngũ; những người phục viên trước năm 1960.
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
- Hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét duyệt.
- Người khuyết tật, người cao tuổi thuộc diện được hưởng bảo trợ xã hội và các đối tượng đặc biệt khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị.
Đối tượng nào được giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc tài sản công? (Hình từ Internet)
Việc giảm tiền nhà ở cũ thuộc tài sản công phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 73 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, việc giảm tiền nhà ở cũ thuộc tài sản công phải bảo đảm 04 nguyên tắc dưới đây:
- Không được tính trùng về thời gian, đối tượng, mỗi đối tượng chỉ được giảm một lần khi mua nhà ở đang thuê.
- Không thực hiện giảm tiền nhà đối với trường hợp được bố trí sử dụng nhà ở từ ngày 27/11/1992 đến trước ngày 19/01/2007, trừ trường hợp người mua nhà ở là người có công với cách mạng thì vẫn được thực hiện giảm tiền nhà.
- Trong một hộ gia đình có nhiều thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà hoặc có cùng hộ khẩu thường trú tại địa chỉ nhà ở thuộc diện được giảm tiền nhà thì được cộng số tiền được giảm của từng thành viên để tính tổng số tiền mua nhà ở được giảm của cả hộ gia đình nhưng mức giảm tiền nhà không được vượt quá số tiền mua nhà phải nộp (không bao gồm tiền sử dụng đất) trong giá bán nhà.
- Số năm được tính để giảm tiền nhà là số năm công tác thực tế trong các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực nhà nước quản lý tính đến thời điểm ký hợp đồng mua nhà.
Khi tính số năm công tác nếu có tháng lẻ từ 06 tháng trở xuống thì tính bằng nửa năm và trên 06 tháng thì tính tròn một năm.
Nhà ở xã hội có phải là nhà ở thuộc tài sản công không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 13 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Điều 13. Nhà ở thuộc tài sản công
1. Nhà ở thuộc tài sản công bao gồm:
a) Nhà ở công vụ bao gồm nhà ở công vụ của trung ương và nhà ở công vụ của địa phương theo quy định của pháp luật về nhà ở;
b) Nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư theo quy định của pháp luật về nhà ở nhưng chưa bố trí tái định cư;
c) Nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng để bố trí cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;
d) Nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật trong các thời kỳ và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở;
đ) Nhà ở của chủ sở hữu khác được chuyển thành sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này.
2. Việc phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công được thực hiện theo quy định của Luật này; trường hợp Luật này không quy định thì thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Như vậy, nhà ở xã hội được xác định là nhà ở thuộc tài sản công không trong trường hợp do Nhà nước đầu tư xây dựng để bố trí cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?