Nội dung nào sau đây là phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị?
Nội dung nào sau đây là phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định về phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị như sau:
Điều 22. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
[...]
2. Phương thức hoạt động
a) Tiếp nhận thông tin do cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phản ánh trực tiếp, qua hòm thư góp ý; qua nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát do lãnh đạo cơ quan, đơn vị cung cấp. Làm việc với đơn vị, cá nhân liên quan đến kiến nghị, phản ánh để đánh giá tính xác thực của nội dung phản ánh, kiến nghị.
Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị tổng hợp, phân tích, đối chiếu với các quy định pháp luật, quy định, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị để đánh giá, đề xuất, kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật hoặc thông qua Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.
b) Kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
[...]
Như vậy, nội dung phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị bao gồm:
- Tiếp nhận thông tin do cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phản ánh trực tiếp, qua:
+ Hòm thư góp ý;
+ Qua nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát do lãnh đạo cơ quan, đơn vị cung cấp.
+ Làm việc với đơn vị, cá nhân liên quan đến kiến nghị, phản ánh để đánh giá tính xác thực của nội dung phản ánh, kiến nghị.
+ Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị tổng hợp, phân tích, đối chiếu với các quy định pháp luật, quy định, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị để đánh giá, đề xuất, kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật hoặc thông qua Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.
- Kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị.
Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Nội dung nào sau đây là phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị? (Hình từ Internet)
Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị gồm bao nhiêu thành viên?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 60 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị như sau:
Điều 60. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
1. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống hoặc trong các trường hợp đặc thù thì không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân.
[...]
Theo quy định trên, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Cơ quan nào trực tiếp chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 62 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị như sau:
Điều 62. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
1. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.
2. Căn cứ vào nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.
3. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị và tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?