Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP, cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định số lượng Phó Trưởng ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?
- Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP, cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định số lượng Phó Trưởng ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?
- Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là gì?
- Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP, cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định số lượng Phó Trưởng ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 13. Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được bầu tại cuộc họp của cộng đồng dân cư.
Trên cơ sở đề nghị của Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xem xét, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; hướng dẫn bầu, bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã phường, thị trấn.
Việc tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu, cho thôi, bầu bổ sung làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được xác định trên cơ sở tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 thành viên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định số lượng cụ thể thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo nguyên tắc bảo đảm mỗi thôn, tổ dân phố có đại diện tham gia là thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
Đối với xã, phường, thị trấn có dưới 05 thôn, tổ dân phố thì được bầu tối đa 05 thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
3. Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên.
Số lượng Phó Trưởng ban do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định căn cứ vào số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn nhưng không quá 02 người.
Như vậy, theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có thẩm quyền quyết định số lượng Phó Trưởng ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn căn cứ vào số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn nhưng không quá 02 người.
Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP, cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định số lượng Phó Trưởng ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là gì?
Theo Điều 12 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn sau:
(1) Tuân thủ theo quy định của pháp luật; bảo đảm công bằng, khách quan, minh bạch; quá trình tiến hành các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; không làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được kiểm tra, giám sát.
(2) Không được lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để kích động, dụ dỗ, lôi kéo tổ chức, cá nhân, Nhân dân để thực hiện các hành vi trái pháp luật.
(3) Làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 38 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có các nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
- Kiểm tra việc thực hiện các quyết định đã được Nhân dân bàn và quyết định; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
- Yêu cầu chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.
- Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo kiến nghị của công dân, cộng đồng dân cư.
- Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, công dân; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
- Tham dự các cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
- Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của công dân, cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?