Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Hải Dương là bao nhiêu mét vuông?
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Hải Dương là bao nhiêu mét vuông?
Hiện nay, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Hải Dương được quy định tại Quyết định 37/2024/QĐ-UBND tỉnh Hải Dương.
Cụ thể căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Quy định Hạn mức giao đất, hạn mức công nhận đất ở, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất; diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương ban hành kèm theo Quyết định 37/2024/QĐ-UBND tỉnh Hải Dương, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Hải Dương như sau:
- Đất ở thuộc khu vực đô thị: 30m2 và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường hoặc lối đi chung tối thiểu là 03m; chiều sâu vào phía trong của thửa đất vuông góc với đường hoặc lối đi chung tối thiểu là 05m.
- Đất ở thuộc khu vực nông thôn: 60m2 và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 04m, chiều sâu vào phía trong của thửa đất vuông góc với đường chính tối thiểu là 05m.
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Hải Dương là bao nhiêu mét vuông? (Hình từ Internet)
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân tại tỉnh Hải Dương là bao nhiêu ha?
Căn cứ theo Điều 9 Quy định Hạn mức giao đất, hạn mức công nhận đất ở, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất; diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương ban hành kèm theo Quyết định 37/2024/QĐ-UBND tỉnh Hải Dương, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân tại tỉnh Hải Dương theo từng loại đất cụ thể đó là:
- Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản: không quá 20ha đối với mỗi loại đất.
- Đất trồng cây lâu năm: không quá 100ha.
- Đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng: không quá 150ha.
Đất trồng cây hằng năm không được sử dụng trong bao lâu thì bị thu hồi đất?
Căn cứ theo khoản 7, khoản 9 Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 81. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
1. Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
2. Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.
3. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
4. Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này.
5. Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.
6. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
7. Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
8. Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.
9. Các trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều này không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng.
[...]
Như vậy, đối với đất trồng cây hằng năm không được sử dụng trong trong thời gian 12 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị thu hồi đất, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?