Tín chỉ là gì? 4 năm đại học bao nhiêu tín chỉ?
Tín chỉ là gì? 4 năm đại học bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 quy định về định nghĩa tín chỉ như sau:
Điều 5. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
4. Niên chế là hình thức tổ chức quá trình giáo dục, đào tạo theo năm học.
5. Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.
6. Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề.
[...]
Như vậy, tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về khối lượng học tập như sau:
Điều 7. Khối lượng học tập
[...]
2. Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cụ thể như sau:
a) Chương trình đào tạo đại học: 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành;
b) Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành; hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
c) Chương trình đào tạo thạc sĩ: 60 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
d) Chương trình đào tạo tiến sĩ: 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.
3. Khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo song ngành phải cộng thêm 30 tín chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng.
Như vậy, 4 năm đại học sẽ học tối thiểu 120 nhiêu tín chỉ cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành;
Số lượng tín chỉ cụ thể mà sinh viên phải tích lũy trong 4 năm đại học có thể khác nhau tùy theo ngành học và trường đại học. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể đăng ký học thêm các tín chỉ tự chọn, tùy theo nhu cầu và khả năng của bản thân.
Tín chỉ là gì? 4 năm đại học bao nhiêu tín chỉ? (Hình từ Internet)
Sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp như sau:
Điều 14. Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
[...]
3. Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 của Quy chế này, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
b) Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
4. Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.
[...]
Như vây, hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
- Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
Xếp loại bằng tốt nghiệp đại học thang điểm 4 như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông 08/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học như sau:
Điều 10. Đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học
[...]
5. Sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
a) Theo thang điểm 4:
Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
Dưới 1,0: Kém.
b) Theo thang điểm 10:
Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
Dưới 4,0: Kém.
[...]
Như vậy, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy theo thang điểm 4 như sau:
- Bằng tốt nghiệp loại xuất sắc sinh viên phải đạt điểm trung bình từ 3,6 đến 4,0.
- Bằng tốt nghiệp loại giỏi sinh viên đạt phải điểm trung bình từ 3,2 đến cận 3,6.
- Bằng tốt nghiệp loại khá sinh viên phải đạt điểm trung bình từ 2,5 đến cận 3,2.
- Bằng tốt nghiệp trung bình sinh viên đạt điểm trung bình từ 2,0 đến cận 2,5.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?