Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP, đâu là mục đích xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước?
Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP, đâu là mục đích xây dựng và thực hiện hương ước quy ước?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về mục đích xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước như sau:
Điều 3. Mục đích xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
1. Phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần tích cực hỗ trợ việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.
2. Bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
Như vậy, mục đích xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước cụ thể là:
- Phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần tích cực hỗ trợ việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.
- Bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp;
- Hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu;
- Xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP, đâu là mục đích xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước? (Hình từ Internet)
Thống kê, báo cáo về xây dựng, thực hiện hương ước quy ước bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về thống kê, báo cáo về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước như sau:
Điều 16. Thống kê, báo cáo về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
1. Thống kê, báo cáo về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước bao gồm các nội dung sau:
a) Tình hình xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước (đánh giá cụ thể về những tác động của việc thực hiện hương ước, quy ước đến đời sống của cộng đồng dân cư); những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước tại địa phương (nếu có);
b) Số lượng hương ước, quy ước được công nhận hoặc không được công nhận;
c) Số lượng hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế;
d) Số lượng hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện hoặc bị bãi bỏ;
đ) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công cơ quan đầu mối để tổng hợp, báo cáo trên cơ sở việc thống kê, tổng hợp, báo cáo theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
[...]
Như vậy, Thống kê, báo cáo về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước bao gồm các nội dung sau:
- Tình hình xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước (đánh giá cụ thể về những tác động của việc thực hiện hương ước, quy ước đến đời sống của cộng đồng dân cư); những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước tại địa phương (nếu có);
- Số lượng hương ước, quy ước được công nhận hoặc không được công nhận;
- Số lượng hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế;
- Số lượng hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện hoặc bị bãi bỏ;
- Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
Hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định trách nhiệm của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
- Hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư có trách nhiệm cử đại diện hộ gia đình tham gia họp bàn, thảo luận, quyết định các nội dung của hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư; thực hiện nghiêm túc các nội dung của hương ước, quy ước đã được cộng đồng dân cư thông qua, Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.
- Hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư có trách nhiệm tìm hiểu, tôn trọng, tuân thủ và thực hiện hương ước, quy ước đã được công nhận.
- Khi phát hiện hành vi vi phạm hương ước, quy ước, hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư có trách nhiệm nhắc nhở, đề nghị chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả hoặc phản ánh, kiến nghị với Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư hoặc người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội của cộng đồng dân cư để xem xét, giải quyết theo quy định.
- Khi phát hiện hương ước, quy ước không bảo đảm trình tự, thủ tục đề xuất, soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội thì hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư có quyền kiến nghị, phản ánh đến những đối cơ quan, cá nhận sau để rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, tạm ngừng thực hiện hoặc bãi bỏ hương ước, quy ước:
+ Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố,
+ Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư,
+ Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
+ Ban Thanh tra nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?