Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã có trách nhiệm như thế nào trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước?
Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã có trách nhiệm như thế nào trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã có trách nhiệm trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước như sau:
Điều 20. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện hương ước, quy ước và pháp luật về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc tổ chức để cộng đồng dân cư bàn, quyết định và thực hiện các nội dung của hương ước, quy ước trên địa bàn.
3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan trên địa bàn thuộc phạm vi thực hiện hương ước, quy ước đề cao vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện và phối hợp, hỗ trợ bảo đảm thực hiện hương ước, quy ước.
[...]
Như vậy, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã có trách nhiệm vận động Nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện hương ước, quy ước và pháp luật về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
Bên cạnh đó, còn có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc tổ chức để cộng đồng dân cư bàn, quyết định và thực hiện các nội dung của hương ước, quy ước trên địa bàn.
Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã có trách nhiệm như thế nào trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào hương ước quy ước cần được sửa đổi, bổ sung, thay thế?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước như sau:
Điều 13. Sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hương ước, quy ước quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 12 Nghị định này;
b) Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế.
[...]
Như vậy, theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, hương ước quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hương ước, quy ước quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP gồm:
+ Có nội dung không phù hợp với mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại các Điều 3 và 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP
+ Có nội dung không phù hợp với nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP mà nếu áp dụng sẽ gây ra thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư.
- Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Việc đề xuất nội dung hương ước, quy ước được thực hiện dưới hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về đề xuất nội dung hương ước, quy ước được thực hiện bằng một trong các hình thức sau:
- Trường hợp Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố đề xuất nội dung cơ bản dự kiến quy định trong hương ước, quy ước thì phải thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư trước khi đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
- Trường hợp công dân cư trú tại cộng đồng dân cư đề xuất nội dung cơ bản dự kiến quy định trong hương ước, quy ước thì phải đề nghị Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư thực hiện lấy ý kiến bằng một trong các hình thức sau:
+ Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình tại cộng đồng dân cư theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 19 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022;
+ Thu thập ý kiến đồng thuận bằng hình thức trực tiếp tại cuộc họp của cộng đồng dân cư theo quy định tại Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022;
+ Biểu quyết trực tuyến hoặc hình thức khác phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.
- Trường hợp đề xuất của công dân quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 61/2023/NĐ-CP được 10% trở lên tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư đồng thuận thì Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
Trường hợp đề xuất của công dân quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 61/2023/NĐ-CP chưa đạt 10% tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư đồng thuận nhưng xét thấy có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và được Ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư tán thành thì Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?