Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP đâu là nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước quy ước?
Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP đâu là nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước quy ước?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, quy định nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước quy ước như sau:
(1) Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.
(2) Xuất phát từ nhu cầu tự quản của người dân, trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất, công khai, minh bạch trong cộng đồng dân cư; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân và trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng.
(3) Tôn trọng tính tự chủ, tính đa dạng văn hóa và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng dân cư.
(4) Phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng các giá trị văn hóa mới, quy tắc ứng xử văn minh, phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư.
Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP đâu là nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước quy ước? (Hình từ Internet)
Việc soạn thảo hương ước, quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 8 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định việc soạn thảo hương ước, quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện như sau:
Bước 1.
Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư lựa chọn người tham gia và thành lập Tổ soạn thảo hương ước, quy ước.
Bước 2.
Tổ soạn thảo hương ước, quy ước bao gồm các thành viên là đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm sống và hiểu biết về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương. Đối với cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì Tổ soạn thảo phải có thành viên là già làng, trưởng bản và người biết tiếng dân tộc.
Bước 3.
Theo sự điều hành của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước theo quy định tại các Điều 3 Nghị định 61/2023/NĐ-CP (Mục đích xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước), Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP (Nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước), Điều 5 Nghị định 61/2023/NĐ-CP (Phạm vi nội dung của hương ước, quy ước), Điều 6 Nghị định 61/2023/NĐ-CP (Hình thức của hương ước, quy ước) và lấy ý kiến, thông qua, chuẩn bị hồ sơ công nhận hương ước, quy ước theo quy định tại các Điều 9 Nghị định 61/2023/NĐ-CP (Lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước), Điều 10 Nghị định 61/2023/NĐ-CP (Thông qua hương ước, quy ước) và Điều 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP (Công nhận hương ước, quy ước).
Hương ước quy ước cần có chữ ký xác nhận của những ai?
Theo Điều 6 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Hình thức của hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố), Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư và 02 (hai) đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư; khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định.
3. Hương ước, quy ước có thể được chia thành lời nói đầu, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc kết cấu khác phù hợp với nội dung; được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
4. Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước là tiếng Việt.
5. Trường hợp cộng đồng dân cư có nhiều dân tộc của Việt Nam cùng sinh sống và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì việc dịch hương ước, quy ước từ tiếng Việt sang tiếng của một, một số hoặc tất cả các dân tộc đó do cộng đồng dân cư quyết định khi soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua theo quy định tại các điều 8, 9 và 10 Nghị định này.
Theo đó, hương ước quy ước cần có chữ ký xác nhận của:
- Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố);
- Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư;
- Đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư, khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?