Mẫu công văn giải trình nộp chậm hồ sơ ốm đau mới nhất?
Mẫu công văn giải trình nộp chậm hồ sơ ốm đau mới nhất?
Văn bản giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm chế độ ốm đau sẽ do người sử dụng lao động lập và gửi kèm hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi công ty có trụ sở.
Hiện nay, mẫu văn bản giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm chế độ ốm đau không có quy định trong Bộ luật Lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Thường mẫu văn bản giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm chế độ ốm đau sẽ được lập tùy vào những tình huống cụ thể phát sinh tại từng đơn vị, công ty.
Tuy nhiên, trong mẫu Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau đã có sẵn mục: “*Giải trình trong trường hợp nộp hồ sơ chậm:….” nên người sử dụng lao động có thể ghi lý do nộp muộn tại đây hoặc tạo công văn riêng giải trình lý do nộp muộn.
Dưới đây là mẫu Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau:
Tải Mẫu 01B-HSB Tải về
Dưới đây là mẫu văn bản giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm chế độ ốm đau mà người sử dụng lao động có thể tham khảo:
Tải Mẫu công văn giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm chế độ ốm đau Tải về
Ghi chú:
(1) Bên trái của danh sách ghi rõ tên đơn vị, mã số đơn vị đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, mã số công văn.
(2) Góc trên cùng, bên phải ghi địa điểm, ngày, tháng, năm lập công văn.
(3) Kính gửi, cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận công văn là cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi đơn vị có trụ sở.
(4) Phần căn cứ: ghi các căn cứ là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ ốm đau còn hiệu lực tại thời điểm giải quyết chế độ;
(5) Thông tin đơn vị: Điền đúng, chính xác thông tin về tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ.
(6) Hạn cuối nộp hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau theo đúng quy định pháp luật: Đơn vị ghi ngày, tháng, năm sau 55 kể từ ngày người lao động quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ ốm.
(7) Phần doanh nghiệp giải trình lý do làm chế độ ốm đau muộn: Doanh nghiệp có thể ghi lý do như trong mẫu công văn trình bày phía bên trên hoặc nêu lý do thực tế của doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
(8) Phần cuối cùng: Ban lãnh đạo đơn vị và quản lý nhân sự ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu công văn giải trình nộp chậm hồ sơ ốm đau mới nhất? (Hình từ Internet)
Thời gian nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm chế độ ốm đau là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải quyết hưởng chế độ ốm đau như sau:
Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
[...]
Như vậy, trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm chế độ ốm đau cho người sử dụng lao động.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ hưởng chế độ ốm đau nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để được tiến hành giải quyết.
Chậm nộp hồ sơ ốm đau thì có được hưởng chế độ không?
Căn cứ theo Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định như sau:
Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định
1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.
2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, nếu chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm chế độ ốm đau thì người sử dụng lao động sẽ phải gửi văn bản giải trình lên cơ quan bảo hiểm xã hội và nêu rõ lý do. Sau đó, cơ quan bảo hiểm xã hội mới xem xét giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản cho người lao động.
Lưu ý: Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?