Lịch Âm Tháng 9 2024 kết thúc là ngày mấy dương lịch? Tháng 9 2024 âm lịch NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương ngày nào không?
Lịch Âm Tháng 9 2024 kết thúc là ngày mấy dương lịch? Tháng 9 2024 âm lịch NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương ngày nào không?
Theo Lịch vạn niên Tháng 9 2024 âm lịch sẽ có 29 ngày.
Đồng thời, theo Lịch vạn niên, Lịch Âm Tháng 9 2024 sẽ kết thúc ngày 29/9 âm lịch sẽ rơi vào ngày 31/10/2024 dương lịch (Thứ năm).
Dưới đây là Lịch Âm Tháng 9 2024:
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Tháng 9 2024 Âm lịch bắt đầu từ ngày 3/10/2024 dương lịch và kết thúc vào ngày 31/10/2024 dương lịch.
Theo đó, Tháng 9 âm lịch 2024 người lao động là công dân Việt Nam sẽ không có ngày lễ nào được nghỉ hưởng nguyên lương trong tháng này.
Lưu ý: Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Trên đây là nội dung giải đáp "Lịch Âm Tháng 9 2024 kết thúc là ngày mấy dương lịch? Tháng 9 2024 âm lịch NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương ngày nào không?"
Lịch Âm Tháng 9 2024 kết thúc là ngày mấy dương lịch? Tháng 9 2024 âm lịch NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương ngày nào không? (Hình từ Internet)
Người lao động được trả tiền lương ngừng việc trong trường hợp nào?
Theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 có quy định người lao động được trả tiền lương ngừng việc trong các trường hợp sau:
(1) Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
(2) Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
(3) Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người sử dụng lao động được khấu trừ tiền lương của người lao động trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc khấu trừ tiền lương cụ thể như sau:
Điều 102. Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Theo đó, người sử dụng lao động được khấu trừ tiền lương của người lao động trong các trường hợp sau:
- Để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động mà người lao động gây ra theo quy định.
- Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 15/11/2024, CSGT chỉ còn phải công khai 05 nội dung khi tuần tra kiểm soát?
- Viên chức quản lý bị buộc thôi việc trong trường hợp nào?
- Đất CQP là đất gì? Thời hạn sử dụng đất CQP là bao lâu?
- Sẽ ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của chủ hộ kinh doanh đã tham gia trước ngày 01/7/2025 (đề xuất)?
- Trình tự bầu Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị mới nhất năm 2024?