Ăn 12 trái nho dưới gầm bàn lúc giao thừa có ý nghĩa gì ? Phong tục của nước nào? Làm thêm giờ vào giao thừa Tết Tây 2025 được tính lương ra sao?
Ăn 12 trái nho dưới gầm bàn lúc giao thừa có ý nghĩa gì ? Phong tục của nước nào?
Ăn 12 trái nho dưới gầm bàn lúc giao thừa là phong tục bắt nguồn từ người dân Tây Ban Nha với tên gọi là "uvas de la suerte" - nghĩa là "nho may mắn". Theo đó, 12 quả nho sẽ được ăn trọn vẹn trong 12 tiếng chuông báo hiệu thời khắc giao thừa và mỗi trái nho tượng trưng cho một tháng trong năm, việc ăn từng trái nho như vậy sẽ mang lại may mắn, sức khỏe và thịnh vượng cho năm mới. Lưu ý là cần ăn hết cả 12 quả trong chưa đầy một phút.
Hiện nay, phong tục Ăn 12 trái nho dưới gầm bàn còn tồn tại ở một số quốc gia khác như Italy nhưng hiện chủ yếu được người Tây Ban Nha áp dụng.
Vừa rồi là thông tin câu hỏi: "Ăn 12 trái nho dưới gầm bàn lúc giao thừa có ý nghĩa gì ? Phong tục của nước nào?"
Ăn 12 trái nho dưới gầm bàn lúc giao thừa có ý nghĩa gì ? Phong tục của nước nào? Làm thêm giờ vào giao thừa Tết Tây 2025 được tính lương ra sao? (Hình từ Internet)
Làm thêm giờ vào giao thừa Tết Tây 2025 được tính lương ra sao?
Theo quy định Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm cụ thể như sau:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, Tết Tây hay còn gọi là Tết Dương lịch thì người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương 01 ngày vào ngày 01/01 hằng năm. Tết Tây 2025 sẽ rơi vào thứ Tư trong tuần và giao thừa Tết Tây 2025 là thứ Ba. Theo đó, giao thừa Tết Tây 2025 thì không phải ngày lễ tết mà NLĐ được nghỉ. Do vậy, nếu làm thêm giờ vào ngày này thì được tính lương như sau:
- Được trả ít nhất 150 % tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
- Làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
- Trường hợp người lao động làm thêm giờ ban đêm vào ngày giao thừa thì ngoài việc được trả lương làm thêm vào ngày thường, lương làm việc vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
NLĐ có được nghỉ Tết Tây 2025 nhiều hơn 01 ngày không?
Theo quy định Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
[...]
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
[....]
Thông qua các quy định trên, NLĐ có thể nghỉ Tết Tây 2025 nhiều hơn 01 ngày theo quy định nếu sử dụng phép năm hoặc nghỉ việc riêng hoặc thỏa thuận nghỉ không hưởng lương với người sử dụng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?