Ngày 6 tháng 1 là ngày gì? Ngày 6 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 6 tháng 1 là ngày gì? Ngày 6 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 6 tháng 1 năm 1946 cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước bầu đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đây là một sự kiện quan trọng sau Lễ Tuyên ngôn Độc lập diễn ra vào ngày 2-9-1945 chỉ hơn 4 tháng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích: Đây là lần đầu tiên người dân Việt Nam được thể hiện quyền làm chủ của mình trong một quốc gia theo chính thể Cộng hòa - Dân chủ.
Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trong cả nước, kể cả các vùng đang có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở Hà Nội, ứng cử viên Hồ Chí Minh đến phòng bỏ phiếu đặt tại nhà số 10, phố Hàng Vôi, Hà Nội để thực hiện nghĩa vụ công dân của mình.
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở Việt Nam đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam ra đời, đánh dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam.
Như vậy, ngày 6 tháng 1 là ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Theo lịch Vạn niên, ngày 6 tháng 1 năm 2025 nhằm ngày 7/12/2024 âm lịch.
Ngày 6 tháng 1 là ngày gì? Ngày 6 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân?
Căn cứ Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định những trường hợp không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, bao gồm:
- Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Người đang chấp hành hình phạt tù;
- Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
- Người đang bị khởi tố bị can.
- Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
- Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Những trường hợp không được bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
Căn cứ Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri:
Điều 30. Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri
1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
2. Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
3. Trong thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, những người thay đổi nơi thường trú ra ngoài đơn vị hành chính cấp xã nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi thường trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; những người chuyển đến tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào danh sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
[...]
Như vậy, những trường hợp không được bầu cử, bao gồm:
- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án;
- Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo.
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
Ngoài ra, nhũng đối tượng không được bầu cử trên nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bầu cử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?