Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam có thể bị cách chức trong các trường hợp nào?
- Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam có thể bị cách chức trong các trường hợp nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định cách chức Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam?
- Trình tự, thủ tục cách chức Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cách chức Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì?
Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam có thể bị cách chức trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên như sau:
Điều 17. Cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên
Cảnh sát viên, Trinh sát viên có thể bị cách chức thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định tại Điều 7 Luật Cảnh sát biển Việt Nam hoặc Điều 14 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
2. Vi phạm kỷ luật bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo trở lên trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
3. Vi phạm về phẩm chất đạo đức.
Như vậy, trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam có thể bị cách chức thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm quy định tại Điều 7 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 hoặc Điều 14 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.
- Vi phạm kỷ luật bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo trở lên trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
- Vi phạm về phẩm chất đạo đức.
Ai có thẩm quyền quyết định cách chức Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cấp Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên như sau:
Điều 6. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cấp Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên; cấp, thu hồi và quy định việc quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
Theo quy định nêu trên, thì Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩn quyền quyền quyết định cách chức Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam có thể bị cách chức trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục cách chức Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 177/2019/TT-BQP, thì trình tự, thủ tục cách chức Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển xét và lập hồ sơ đề nghị cách chức Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam, thông qua cấp ủy và gửi Hội đồng tuyển chọn;
Bước 2: Cơ quan Thường trực của hội đồng tuyển chọn thẩm định hồ sơ đề nghị cách chức của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển và tổng hợp, báo cáo Hội đồng tuyển chọn;
Bước 3: Hội đồng tuyển chọn họp, xét hồ sơ đề nghị cách chức Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
Bước 4: Căn cứ vào kết quả họp xét hồ sơ đề nghị cách chức Trinh sát viên, Hội đồng tuyển chọn báo cáo Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
Bước 5: Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thông qua Báo cáo kết quả xét hồ sơ đề nghị cách chức Trinh sát viên của Hội đồng tuyển chọn;
Bước 6: Căn cứ vào kết quả thông qua của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Hội đồng tuyển chọn đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định cách chức Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị cách chức Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Thông tư 177/2019/TT-BQP, thì hồ sơ đề nghị cách chức Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam gồm những giấy tờ sau:
- Công văn của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đề nghị cách chức Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
- Bản nhận xét quá trình công tác của cơ quan, đơn vị đối với cá nhân được đề nghị cách chức;
- Danh sách cán bộ được đề nghị cách chức Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
- Lý lịch (trích yếu 63) của cán bộ được đề nghị cách chức có dán ảnh thẻ cỡ 4 cm x 6 cm, do cơ quan cán bộ trích;
- Bản gốc giấy chứng nhận Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
- Bản sao quyết định bổ nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
- Bản sao quyết định kỷ luật, quyết định nghỉ hưu, quyết định chuyển công tác (nếu có);
- Giấy tờ, tài liệu khác theo yêu cầu của Hội đồng tuyển chọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?