Hướng dẫn ghi Mẫu 02-PĐK/TSC phiếu đăng ký mua tài sản công mới nhất 2024?
Hướng dẫn ghi Mẫu 02-PĐK/TSC phiếu đăng ký mua tài sản công mới nhất 2024?
Mẫu phiếu đăng ký mua tài sản công mới nhất 2024 là Mẫu số 02-PĐK/TSC được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 144/2017/TT-BTC, mẫu phiếu đăng ký mua tài sản công có dạng như sau:
Tải Mẫu 02-PĐK/TSC phiếu đăng ký mua tài sản công mới nhất 2024
* Cách ghi Mẫu 02-PĐK/TSC phiếu đăng ký mua tài sản công mới nhất 2024 như sau:
- Phiếu đăng ký mua tài sản phải do Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công phát hành và được đóng dấu treo của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công.
- (1) Áp dụng riêng đối với người mua là cá nhân
- (2) Áp dụng riêng đối với người mua là cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
- (3) Ghi tên cụ thể tài sản đăng ký mua hoặc ghi “Theo Thông báo ngày ……… của ………”.
- (4) Mã số của cuộc bán niêm yết do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công xác định và thực hiện niêm yết, thông báo công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính.
- (5) Nếu người đăng ký mua là cá nhân thì cá nhân ký, ghi rõ họ tên; nếu người đăng ký mua là cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì người đại diện ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Hướng dẫn ghi Mẫu 02-PĐK/TSC phiếu đăng ký mua tài sản công mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người đăng ký mua tài sản công theo hình thức niêm yết giá được quy định như thé nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 144/2017/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
Điều 3. Quy định chung về bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá
1. Việc bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, khoản 2, khoản 3 Điều này và Điều 4, Điều 5 Thông tư này.
2. Người đăng ký mua tài sản công theo hình thức niêm yết giá có trách nhiệm nộp khoản tiền đặt trước khi đăng ký mua tài sản. Người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công quyết định cụ thể số tiền đặt trước nhưng tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá bán tài sản niêm yết.
Khoản tiền đặt trước được coi là tiền đặt cọc để mua tài sản trong trường hợp người đăng ký được quyền mua tài sản. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm trả lại tiền đặt trước cho người đăng ký nhưng không mua được tài sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được người mua tài sản, trừ các trường hợp người đăng ký không được nhận lại tiền đặt trước bao gồm:
a) Người đăng ký từ chối mua tài sản sau khi được xác định là người được quyền mua tài sản;
b) Người đăng ký được quyền mua tài sản nhưng không ký hợp đồng mua bán tài sản trong thời hạn quy định;
c) Người đăng ký được quyền mua tài sản đã ký hợp đồng mua bán tài sản nhưng không thanh toán tiền mua tài sản hoặc đã thanh toán tiền mua tài sản nhưng không nhận tài sản;
d) Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP nhưng vẫn đăng ký mua tài sản.
3. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm niêm yết công khai quy định về những người không được tham gia mua tài sản công quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 151/2017/NĐ-CP. Trường hợp người thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 151/2017/NĐ-CP nhưng vẫn đăng ký mua tài sản thì không được quyền mua tài sản.
Như vậy, người đăng ký mua tài sản công theo hình thức niêm yết giá có trách nhiệm nộp khoản tiền đặt trước khi đăng ký mua tài sản.
Khoản tiền đặt trước này được coi là tiền đặt cọc để mua tài sản trong trường hợp người đăng ký được quyền mua tài sản.
Đồng thời, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm trả lại tiền đặt trước cho người đăng ký nhưng không mua được tài sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được người mua tài sản, trừ các trường hợp người đăng ký không được nhận lại tiền đặt trước bao gồm:
- Người đăng ký từ chối mua tài sản sau khi được xác định là người được quyền mua tài sản;
- Người đăng ký được quyền mua tài sản nhưng không ký hợp đồng mua bán tài sản trong thời hạn quy định;
- Người đăng ký được quyền mua tài sản đã ký hợp đồng mua bán tài sản nhưng không thanh toán tiền mua tài sản hoặc đã thanh toán tiền mua tài sản nhưng không nhận tài sản;
- Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 151/2017/NĐ-CP nhưng vẫn đăng ký mua tài sản.
Chính sách của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công cụ thể ra sao?
Căn cứ Điều 5 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 quy định về chính sách của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công cụ thể như sau:
- Nhà nước có chính sách đầu tư, khai thác và bảo vệ tài sản công.
-Nhà nước thực hiện hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài sản công nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công; bảo đảm nguồn nhân lực và tài chính phục vụ quản lý, sử dụng tài sản công.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước thực hiện:
+ Đầu tư vốn, khoa học và công nghệ để phát triển tài sản công và hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công theo quy định của pháp luật;
+ Nhận chuyển giao quyền đầu tư, khai thác hoặc thuê quyền khai thác tài sản công theo quy định của pháp luật;
+ Cung cấp dịch vụ về tài sản công theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?