Công chức, viên chức thiếu chứng chỉ tiếng Anh, tin học có bị thôi việc không?
Công chức, viên chức thiếu chứng chỉ tiếng Anh, Tin học có bị cho thôi việc không?
Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:
Điều 2. Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
[...]
d) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
[...]
Theo đó, công chức, viên chức chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ (trong đó có chứng chỉ tiếng Anh, Tin học) quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Như vậy, công chức, viên chức không đảm bảo trình độ chứng chỉ tiếng Anh, Tin học theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm như trường hợp nêu trên sẽ bị cho thôi việc.
Trừ trường hợp công chức, viên chức công tác tại những cơ quan, lĩnh vực được miễn xét chứng chỉ Tiếng anh, Tin học như sau:
Thông tư 02/2022/TT-BCT Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức Quản lý thị trường
Thông tư 06/2021/TT-BTP Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức thi hành án dân sự
Thông tư 2/2021/TT-BNV Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức hành chính, văn thư
Thông tư 29/2022/TT-BTC Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức kế toán, thuế, hải quan
Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức thư viện
Thông tư 03/2022/TT-BYT Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức ngành y tế
Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức ngành di sản văn hóa
Công chức, viên chức thiếu chứng chỉ tiếng Anh, Tin học có bị cho thôi việc không? (Hình từ Internet)
Tiền lương tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế được xác định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về cách xác định tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế như sau:
Điều 10. Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế
1. Tiền lương hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi tinh giản biên chế. Tiền lương tháng được tính bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận của hợp đồng lao động hoặc mức lương của người quản lý công ty; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, tiền lương và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.
2. Tiền lương bình quân là tiền lương tháng bình quân của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản biên chế. Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 05 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác có đóng bảo hiểm xã hội, thì tiền lương tháng bình quân của toàn bộ thời gian công tác.
[...]
Như vậy, tiền lương tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế được xác định như sau:
- Tiền lương hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi tinh giản biên chế. Tiền lương tháng được tính bao gồm:
+ Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp;
+ Mức lương theo thỏa thuận của hợp đồng lao động hoặc mức lương của người quản lý công ty;
+ Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, tiền lương và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.
- Tiền lương bình quân là tiền lương tháng bình quân của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản biên chế.
Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 05 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác có đóng bảo hiểm xã hội, thì tiền lương tháng bình quân của toàn bộ thời gian công tác.
Có bao nhiêu mức độ xác định hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức?
Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định 04 mức độ của hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Lưu ý: Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các Nghị định, Thông tư hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025?
- 18 đời vua Hùng trị vì từ năm nào đến năm nào? 18 đời vua Hùng gồm những vị vua nào?
- Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ công chức trong trường hợp nào?
- Sinh viên đã tốt nghiệp đại học đi làm rồi thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
- 8 nội dung kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt từ ngày 01/01/2025?