8 nội dung kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt từ ngày 01/01/2025?
8 nội dung kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt từ ngày 01/01/2025?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 63/2024/TT-BCA, thì nội dung kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt thực hiện theo quy định của Luật Đường sắt 2017; Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định sau đây:
[1] Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về tín hiệu, quy tắc giao thông đường sắt.
[2] Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
[3] Kiểm tra, kiểm soát về điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường sắt, thông tin chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ hành khách, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt.
[4] Kiểm tra, kiểm soát về điều kiện quy định đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm việc.
[5] Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt của nhân viên đường sắt khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
[6] Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy tắc giao thông tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu chung đường bộ với đường sắt, hầm đường sắt và trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.
[7] Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường sắt của các tổ chức, cá nhân.
[8] Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường sắt; chấp hành quy định về tải trọng, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.
8 nội dung kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt từ ngày 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Tiến hành kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 63/2024/TT-BCA, thì tiến hành kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt như sau:
- Khi kiểm tra, kiểm soát người tham gia giao thông đường sắt, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thực hiện như sau:
+ Thực hiện chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang bị truy nã, truy tìm). Khi tiếp xúc với người có hành vi vi phạm pháp luật, cán bộ Cảnh sát giao thông phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong, có thái độ ứng xử đúng mực;
+ Thông báo cho người bị kiểm tra, kiểm soát biết lý do kiểm tra, kiểm soát; đề nghị xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định để kiểm tra, kiểm soát.
Trường hợp người bị kiểm tra, kiểm soát xuất trình bản giấy các giấy tờ thì kiểm tra, đối chiếu trực tiếp các giấy tờ đó và thực hiện tra cứu thông tin liên quan đến giấy tờ đó trong cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, cơ sở dữ liệu khác;
Trường hợp người bị kiểm tra, kiểm soát xuất trình thông tin của các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia, trong cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu và có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các nội dung theo quy định tại Điều 11 Thông tư 63/2024/TT-BCA
- Kết thúc kiểm tra, kiểm soát, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm tra, kiểm soát; thông báo cho người bị kiểm tra, kiểm soát và người có liên quan biết kết quả kiểm tra, kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có) và biện pháp xử lý.
- Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Khi kết thúc thời gian kiểm tra, kiểm soát, Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc gì?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 63/2024/TT-BCA, thì khi kết thúc thời gian kiểm tra, kiểm soát, Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc sau:
- Tổ trưởng tổ chức họp Tổ để rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, đề xuất ý kiến, ghi vào nhật ký trong Sổ kế hoạch và nhật ký kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt về tình hình trật tự, an toàn giao thông đường sắt, kết quả kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, những vấn đề khác có liên quan, đề xuất, kiến nghị và ký xác nhận.
- Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra, kiểm soát của Tổ.
- Bàn giao cho cán bộ quản lý của đơn vị: Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính, các giấy tờ, tài liệu có liên quan; tang vật, phương tiện bị tạm giữ; tiền phạt tại chỗ; các tài liệu, hình ảnh thu thập được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc các phương tiện khác; phương tiện giao thông đường bộ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang thiết bị khác.
Việc bàn giao phải ghi vào sổ theo mẫu quy định của Bộ Công an, người bàn giao và người tiếp nhận có trách nhiệm ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về việc giao nhận trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?