Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm những gì?

Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm những gì? Có được điều chỉnh nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không?

Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2025/NĐ-CP thì hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm:

+ Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan; hồ sơ pháp lý về đất gắn với kết cấu hạ tầng đường sắt (nếu có) đối với trường hợp được cơ quan, người có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Báo cáo kê khai; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP.

+ Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP.

Theo đó, các doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt có trách nhiệm lập hồ sơ, quản lý, lưu trữ hồ sơ về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP.

Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm những gì?

Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Có được điều chỉnh nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 15/2025/NĐ-CP, nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt có thể được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

+ Đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt khi thực hiện tổng kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thực hiện nâng cấp, cải tạo, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

+ Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản), trừ trường hợp việc tháo dỡ để thay thế khi bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

+ Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, trừ trường hợp lắp đặt để thay thế khi bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

+ Bị mất một phần tài sản hoặc tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự kiện bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản được khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo trì đường sắt hoặc được khôi phục lại thông qua bảo hiểm, bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân có liên quan).

Bên cạnh đó, giá trị của tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt sẽ được sử dụng để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc nào để xác định nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt ?

Tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 15/2025/NĐ-CP hướng dẫn cách xác định nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt như sau:

+ Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đã có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá trị đã có để ghi sổ kế toán. (1)

+ Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được mua sắm, đầu tư xây dựng mới thì nguyên giá để ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm, giá trị đầu tư xây dựng được quyết toán theo quy định của pháp luật. (2)

Trường hợp giá trị mua sắm, đầu tư được quyết toán chung cho nhiều tài sản, hạng mục tài sản (không tách riêng cho từng tài sản, hạng mục tài sản) thì nguyên giá của từng tài sản, hạng mục tài sản được phân bổ theo tiêu chí phù hợp (số lượng, dự toán chi tiết, tỷ trọng theo giá trị thị trường của tài sản tương ứng...).

Trường hợp chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên như sau: Giá trị thẩm định quyết toán; giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A - B; giá trị tổng mức đầu tư hoặc dự toán dự án được phê duyệt hoặc dự toán dự án được điều chỉnh lần gần nhất (trong trường hợp dự toán dự án được điều chỉnh); giá trị hợp đồng EPC.

Khi sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán, trường hợp giá trị mua sắm, đầu tư theo thẩm định quyết toán, đề nghị quyết toán, theo Biên bản nghiệm thu A - B hoặc theo tổng mức đầu tư, dự toán dự án, giá trị hợp đồng EPC là giá trị chung cho nhiều tài sản, hạng mục tài sản (không tách riêng cho từng tài sản, hạng mục tài sản) thì nguyên giá tạm tính của từng tài sản, hạng mục tài sản được phân bổ theo tiêu chí phù hợp (số lượng, dự toán chi tiết, tỷ trọng theo giá trị thị trường của tài sản tương ứng...).

Trong trường hợp sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán, khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính theo giá trị quyết toán được phê duyệt để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản theo quy định.

+ Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt tiếp nhận theo quyết định giao, quyết định điều chuyển của cơ quan, người có thẩm quyền thì nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản được xác định căn cứ vào nguyên giá, giá trị còn lại ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển. (3)

Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt giao, điều chuyển đang được hạch toán theo nguyên giá tạm tính, thì sau khi quyết toán được phê duyệt, Bên bàn giao có trách nhiệm thông báo cho Bên tiếp nhận (kèm theo các hồ sơ liên quan đến quyết toán được phê duyệt) để điều chỉnh sổ kế toán của Bên tiếp nhận và thực hiện kế toán theo quy định.

+ Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không có thông tin để xác định giá trị theo quy định tại (1), (2), (3) thì xử lý như sau:

Trường hợp có tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt tương đương (về quy mô, cấp kỹ thuật, thời gian đưa vào sử dụng) và tài sản tương đương đó đã được theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán thì sử dụng giá trị của tài sản tương đương để xác định giá trị tài sản;

Trường hợp không có tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt tương đương hoặc có tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt tương đương nhưng tài sản tương đương đó chưa được theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán thì sử dụng giá quy ước được cấp có thẩm quyền quyết định để xác định giá trị tài sản;

Trường hợp không có tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt tương đương hoặc có tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt tương đương nhưng tài sản tương đương đó chưa được theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán và cũng không áp dụng được giá quy ước thì doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt thuê doanh nghiệp thẩm định giá để thẩm định giá trị tài sản theo quy định của pháp luật về giá. Việc sử dụng chứng thư thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Căn cứ thực trạng tài sản và kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quyết định nguyên giá, giá trị còn lại để thực hiện hạch toán. Chi phí xác định giá được tính vào chi phí quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.

+ Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt khi kiểm kê phát hiện thừa trong quá trình sử dụng thì tùy theo nguồn gốc và thời điểm đưa vào sử dụng, giá trị ghi sổ kế toán được xác định theo quy định tương ứng tại các nguyên tắc (1), (2), (3).

Giao thông đường sắt
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông đường sắt
Hỏi đáp Pháp luật
Có các phương thức nào để khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được điều chỉnh trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không áp dụng việc cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản tạm bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục Nghị định 15/2025/NĐ-CP về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 63/2024/TT-BCA quy định công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam có bao nhiêu tuyến đường sắt? Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là tuyến nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát giao thông được trang bị phương tiện giao thông đường bộ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ giao thông đường sắt từ 01/01/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông đường sắt
23 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào