Mẫu yêu cầu áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mới nhất 2024?
Mẫu yêu cầu áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mới nhất 2024?
Mẫu yêu cầu áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mới nhất 2024 đang được áp dụng theo Mẫu số 156/HS tại Mục 7 Danh mục Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiếm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018.
Dưới đây là mẫu yêu cầu áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mới nhất 2024:
Tải về yêu cầu áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mới nhất 2024:
Mẫu yêu cầu áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Khi nào áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong vụ án hình sự?
Căn cứ theo Điều 224 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như sau:
Điều 224. Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp:
1. Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;
2. Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp sau:
- Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;
- Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 226 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như sau:
Điều 226. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
1. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này.
2. Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.
Theo quy định nêu trên, thì thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn.
Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như sau:
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải kịp thời hủy bỏ quyết định đó khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền;
2. Có vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt;
3. Không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Theo đó, viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải kịp thời hủy bỏ quyết định đó khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền;
- Có vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt;
- Không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?