Đã có Thông tư 98/2024/TT-BCA Quy định quy trình khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng CAND?

Đã có Thông tư 98/2024/TT-BCA Quy định quy trình khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng CAND?

Đã có Thông tư 98/2024/TT-BCA Quy định quy trình khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng CAND?

Ngày 16/12/2024, Bộ Công an ban hành Thông tư 98/2024/TT-BCA Quy định quy trình khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng Công an nhân dân.

Tải về

Thông tư 98/2024/TT-BCA quy định những việc cần làm trước khi khám nghiệm hiện trường; nội dung, trình tự khám nghiệm hiện trường; thu mẫu so sánh; dựng lại hiện trường; biên bản, tài liệu khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng Công an nhân dân.

Theo Điều 2 Thông tư 98/2024/TT-BCA, việc khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng CAND cần tuân thủ 05 nguyên tắc dưới đây:

- Khám nghiệm hiện trường phải tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, quy định của Thông tư 98/2024/TT-BCA và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác khám nghiệm hiện trường.

- Nhanh chóng, kịp thời, thận trọng, tỷ mỷ, khách quan, toàn diện, khoa học và chính xác.

- Người chủ trì khám nghiệm hiện trường phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng khám nghiệm hiện trường và các thành phần tham gia khám nghiệm hiện trường khác, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất và phải chịu trách nhiệm chung về kết quả khám nghiệm hiện trường.

- Quá trình khám nghiệm hiện trường phải đảm bảo an toàn cho lực lượng khám nghiệm hiện trường và các thành phần tham gia khám nghiệm.

- Việc cung cấp thông tin, chuyển giao tài liệu, kết quả công tác khám nghiệm hiện trường phải tuân thủ các quy định của pháp luật và ngành Công an.

Thông tư 98/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2025.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/13012025/to-tung-hinh-su.jpg

Đã có Thông tư 98/2024/TT-BCA Quy định quy trình khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng CAND? (Hình từ Internet)

Lực lượng CAND được phân công đến khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự cần thực hiện nhiệm vụ gì trước khi khám nghiệm?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 98/2024/TT-BCA, trước khi khám nghiệm, lực lượng CAND được phân công đến khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự cần thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:

- Yêu cầu người chỉ huy công tác bảo vệ hiện trường báo cáo tình hình và kết quả bảo vệ hiện trường. Trao đổi với cơ quan chủ quản, với nạn nhân, thân nhân nạn nhân (nếu có), với chính quyền địa phương, với những người phát hiện vụ việc đầu tiên để nắm diễn biến tình hình vụ việc, về tình hình an ninh trật tự ở khu vực hiện trường.

- Trực tiếp quan sát, xác định phạm vi hiện trường; sơ bộ xác định cấu trúc, kết cấu hiện trường; xác định các vị trí có camera tại hiện trường. Kiểm tra công tác bảo vệ hiện trường để quyết định bổ sung thêm lực lượng bảo vệ hiện trường hoặc điều chỉnh phạm vi hiện trường cần bảo vệ (nếu cần thiết).

- Lựa chọn và mời người chứng kiến khám nghiệm. Người chứng kiến có thể là người đại diện chính quyền địa phương, đại diện cơ quan, tổ chức, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên. Đề nghị chính quyền địa phương, cơ quan đơn vị nơi xảy ra vụ việc phối hợp và hỗ trợ trong quá trình khám nghiệm (nếu thấy cần thiết).

- Xem xét, quyết định biện pháp xử lý đối với các dấu vết, vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử có nguy cơ bị thay đổi, phá hủy; xem xét thiết lập lối đi riêng phục vụ việc đi lại, quan sát ở hiện trường.

- Tiến hành hội ý lực lượng khám nghiệm hiện trường để lựa chọn phương pháp, chiến thuật khám nghiệm phù hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho lực lượng khám nghiệm: Người chụp ảnh; người ghi hình; (nếu cần thiết); người vẽ sơ đồ; người phát hiện, thu thập dấu vết, vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử; người ghi chép, thống kê phục vụ lập biên bản khám nghiệm hiện trường.

Lực lượng CAND có cần lập biên bản khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 98/2024/TT-BCA quy định như sau:

Điều 10. Biên bản, tài liệu khám nghiệm hiện trường
1. Biên bản khám nghiệm hiện trường
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường phải được lập theo mẫu và theo quy định pháp luật; có thể viết tay hoặc đánh máy để hoàn thiện biên bản; không ghi tắt; sử dụng Tiếng Việt, từ ngữ phổ thông, lời văn rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu; phải mô tả đầy đủ, chính xác theo trình tự đúng thực tế diễn biến khám nghiệm hiện trường.
b) Hoàn thành biên bản khám nghiệm hiện trường ngay sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường; phải đọc cho những thành phần tham gia nghe, xác nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên.
c) Nếu biên bản khám nghiệm hiện trường nhiều trang phải ký phía dưới mỗi trang văn bản hoặc đóng dấu giáp lai; nếu thêm bớt, gạch xóa, sửa chữa trong biên bản khám nghiệm hiện trường phải ghi chú rõ ràng, có sự xác nhận của mọi thành viên khám nghiệm.
[...]

Như vậy, lực lượng CAND được phân công đến khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự bắt buộc phải lập và hoàn thành biên bản khám nghiệm hiện trường ngay sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường.

Tố tụng hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tố tụng hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 98/2024/TT-BCA Quy định quy trình khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng CAND?
Hỏi đáp Pháp luật
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp bao lâu thì ra quyết định tạm giữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các Bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam qua các thời kỳ?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cấp, giao, chuyển trực tiếp văn bản tố tụng hình sự được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi lấy lời khai người bị hại là người dưới 18 tuổi thì phải thông báo cho những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong tố tụng hình sự mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ đối vối người tố giác tội phạm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu yêu cầu áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư tuyệt mệnh được xem là chứng cứ trong tố tụng hình sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tố tụng hình sự
Nguyễn Thị Kim Linh
16 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào