Tổng hợp các Bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam qua các thời kỳ?
Tổng hợp các Bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam qua các thời kỳ?
Tính đến nay, Việt Nam đã có 03 Bộ luật Tố tụng hình sự được ban hành, cụ thể như sau:
[1] Bộ luật Tố tụng hình sự 1988
Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 được Quốc hội ban hành ngày 28/06/1988 và có hiệu lực thi hành từ ngày 09/07/1988 đến hết ngày 30/06/2004, gồm 32 Chương và 286 Điều. Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Tố tụng hình sự sửa đổi 1990, Luật Tố tụng hình sự sửa đổi 1992, Luật Tố tụng hình sự sửa đổi 2000.
[2] Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004 đến hết ngày 31/12/2017, gồm 37 Chương và 346 Điều, thay thế Bộ luật Tố tụng hình sự 1988.
[3] Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được Quốc hội ban hành ngày 24/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011 đến hết ngày 30/06/2016, gồm 09 Phần và 510 Điều, thay thế Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.
Tổng hợp các Bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam qua các thời kỳ? (Hình từ Internet)
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gì khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự?
Căn cứ theo Điều 45 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm dưới đây:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa.
- Tiến hành xét xử vụ án.
- Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
- Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam.
- Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
- Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa.
- Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản.
- Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật.
- Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định.
- Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử vụ án hình sự trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 53. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Theo đó, Thẩm phán Tòa án, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tham gia xét xử vụ án hình sự nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo.
- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó.
- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau.
- Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?