Danh mục Mã nguồn gốc sử dụng đất và hướng dẫn cách ghi mã 2024?
Danh mục Mã nguồn gốc sử dụng đất và hướng dẫn cách ghi mã 2024?
Mã nguồn gốc sử dụng đất được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, chi tiết mã nguồn gốc sử dụng đất như sau:
Xem toàn bộ Danh mục Mã nguồn gốc sử dụng đất 2024
Hướng dẫn ghi mã nguồn gốc sử dụng đất như sau:
(1) Đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất (STT 11) thì thể hiện mã chung “NCQ-”, tiếp theo thể hiện mã nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận cấp lần đầu.
Ví dụ: “Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất (NCQ-DG-KTT)”; “Nhận chuyển quyền sử dụng đất do giải quyết tranh chấp đất Nhà nước giao có thu tiền (NCQ-DG-CTT)”.
(2) Trường hợp tách thửa đất, hợp thửa đất, cấp Giấy chứng nhận sau khi thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp mà không thuộc trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không đúng nguồn gốc sử dụng đất, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận và không thay đổi mục đích sử dụng đất thì thể hiện mã nguồn gốc sử dụng đất như Giấy chứng nhận đã cấp.
(3) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất thì thể hiện như quy định đối với trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà chuyển sang thuê đất hoặc tiếp tục thuê đất như trước khi chuyển mục đích sử dụng đất thì thể hiện như quy định đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất;
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất và không phải chuyển sang thuê đất thì thể hiện nguồn gốc như trước khi chuyển mục đích sử dụng đất.
Danh mục Mã nguồn gốc sử dụng đất và hướng dẫn cách ghi mã 2024? (Hình từ Internet)
Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp nhưng chưa thể hiện nguồn gốc sử dụng đất thì căn cứ vào đâu?
Căn cứ tại điểm g khoản 9 Điều 8 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về thông tin về thửa đất như sau:
Điều 8. Thông tin về thửa đất
[...]
9. Thông tin về nguồn gốc sử dụng đất được xác định theo hình thức trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà người sử dụng đất phải thực hiện khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
[...]
g) Trường hợp tách thửa đất, hợp thửa đất, cấp Giấy chứng nhận sau khi thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp mà không thuộc trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không đúng nguồn gốc sử dụng đất, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận và không thay đổi mục đích sử dụng đất thì thể hiện nguồn gốc sử dụng đất như Giấy chứng nhận đã cấp và được thể hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này.
Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp nhưng chưa thể hiện nguồn gốc sử dụng đất thì căn cứ vào hồ sơ cấp Giấy chứng nhận trước đây và quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm đăng ký biến động để xác định và thể hiện nguồn gốc sử dụng đất theo quy định tại Thông tư này;
h) Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất thì lần lượt thể hiện hình thức nhận chuyển quyền (như nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho, nhận góp vốn) hoặc thể hiện “Nhận chuyển quyền” và căn cứ nhận chuyển quyền (đối với trường hợp trúng đấu giá, xử lý nợ thế chấp, giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án,...); tiếp theo thể hiện nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư này;
[...]
Như vậy, trong trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp nhưng chưa thể hiện nguồn gốc sử dụng đất thì căn cứ vào hồ sơ cấp Giấy chứng nhận trước đây và quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm đăng ký biến động để xác định và thể hiện nguồn gốc sử dụng đất theo quy định tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Trong hồ sơ địa chính có nguồn gốc sử dụng đất hay không?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT có quy định về nội dung hồ sơ địa chính cụ thể như sau:
Điều 6. Nội dung hồ sơ địa chính
Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin sau:
1. Thông tin về thửa đất, đối tượng địa lý hình tuyến, gồm:
a) Số hiệu;
b) Địa chỉ;
c) Ranh giới;
d) Diện tích;
đ) Loại đất;
e) Hình thức sử dụng đất;
g) Thời hạn sử dụng đất;
h) Nguồn gốc sử dụng đất;
i) Thông tin về nghĩa vụ tài chính;
k) Thông tin về hạn chế quyền sử dụng đất, quyền đối với thửa đất liền kề (nếu có);
l) Thông tin về tài liệu đo đạc.
2. Thông tin về tài sản gắn liền với đất gồm: tên tài sản, đặc điểm của tài sản, hình thức sở hữu, thời hạn sở hữu, địa chỉ tài sản, hạn chế quyền đối với tài sản.
[...]
Như vậy, có thể thấy nội dung trong hồ sơ địa chính sẽ thể hiện những thông tin về thửa đất, đối tượng địa lý hình tuyến như: số hiệu, địa chỉ, ranh giới, diện tích...và trong đó cũng sẽ bao gồm cả nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?