Từ ngày 01/01/2025, bổ sung thêm những việc Thẩm phán Tòa án nhân dân không được làm?
Chế độ tiền lương của Thẩm phán do cơ quan nào có thẩm quyền quy định?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 142 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định chế độ tiền lương, phụ cấp như sau:
Điều 142. Chế độ tiền lương, phụ cấp
1. Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án.
2. Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Công chức, viên chức của Tòa án được điều động, luân chuyển, biệt phái tại các Tòa án được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chế độ tiền lương và phụ cấp đối với Thẩm phán do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Từ ngày 01/01/2025, bổ sung thêm những việc Thẩm phán Tòa án nhân dân không được làm? (Hình từ Internet)
Từ ngày 01/01/2025, bổ sung thêm những việc Thẩm phán Tòa án nhân dân không được làm?
Căn cứ theo 8 Điều 104 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định những việc Thẩm phán không được làm như sau:
Điều 104. Những việc Thẩm phán không được làm
1. Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán.
3. Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác về vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.
4. Can thiệp trái pháp luật vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc.
5. Đem hồ sơ vụ án, vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan, trừ trường hợp vì nhiệm vụ được giao hoặc được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
6. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền xét xử, giải quyết không đúng nơi quy định.
7. Lạm dụng, lợi dụng quyền lực; sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng.
8. Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực.
9. Vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
10. Làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, trọng tài viên, hòa giải viên, trợ giúp viên pháp lý, đấu giá viên, quản tài viên; tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại; góp vốn vào công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, trung tâm trọng tài.
Theo đó, so với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 đã bổ sung quy định tại khoản 2, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 những việc Thẩm phán Tòa án nhân dân không được làm cụ thể như sau:
- Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
- Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán.
- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác về vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.
- Can thiệp trái pháp luật vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc.
- Đem hồ sơ vụ án, vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan, trừ trường hợp vì nhiệm vụ được giao hoặc được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền xét xử, giải quyết không đúng nơi quy định.
- Lạm dụng, lợi dụng quyền lực; sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng.
- Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực.
- Vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, trọng tài viên, hòa giải viên, trợ giúp viên pháp lý, đấu giá viên, quản tài viên; tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại; góp vốn vào công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, trung tâm trọng tài.
Tiêu chuẩn của Thẩm phán Tòa án nhân dân từ 01/01/2025 là gì?
Căn cứ theo Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:
Điều 94. Tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.
3. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
4. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
5. Có thời gian làm công tác pháp luật.
6. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Thẩm phán Tòa án nhân dân là:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Lưu ý: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?