Cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 739/QĐ-BGTVT năm 2024, cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam bao gồm:
(1) Tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
- Phòng Tổ chức - Hành chính.
- Phòng Pháp chế - Thanh tra.
- Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
- Phòng Tài chính.
- Phòng Quản lý, bảo trì đường bộ.
- Phòng Quản lý, tổ chức giao thông đường bộ.
- Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.
- Phòng Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế.
- Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ.
- Khu Quản lý đường bộ 1.
- Khu Quản lý đường bộ 2.
- Khu Quản lý đường bộ 3.
- Khu Quản lý đường bộ 4.
(2) Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam gồm:
- Trung tâm Kỹ thuật đường bộ.
- Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường bộ.
- Ban Quản lý dự án 3.
- Ban Quản lý dự án 4.
- Ban Quản lý dự án 5.
- Ban Quản lý dự án 8.
Cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Đường bộ Việt Nam trong quản lý đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đó là:
- Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, cơ chế tạo vốn và các nguồn lực để xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trừ nhiệm vụ giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam.
- Xây dựng trình Bộ trưởng: quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống quốc lộ; quy định việc đấu nối vào quốc lộ, thẩm định an toàn giao thông đường bộ, tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, công bố tải trọng, khổ giới hạn của quốc lộ, báo hiệu đường bộ, tốc độ xe, việc đặt biển báo tốc độ, tổ chức và hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe.
- Thực hiện thẩm quyền quyết định đầu tư, nhiệm vụ của chủ đầu tư, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng các dự án đầu tư xây dựng đường bộ, trừ đường bộ cao tốc theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
- Tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ; tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trên quốc lộ.
- Hướng dẫn công tác quản lý, bảo trì, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ; tổng hợp tình hình phát triển các hệ thống đường bộ trong phạm vi cả nước.
- Xây dựng giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì kết cấu hạ tầng đường quốc lộ.
- Phối hợp với cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng; tổ chức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng đường bộ theo phương thức đối tác công tư do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng, trừ những nhiệm vụ giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Đường cao tốc Việt Nam tổ chức quản lý, bảo trì; trực tiếp tổ chức khai thác các tuyến đường bộ cao tốc đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ những nhiệm vụ giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam.
- Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng khai thác, cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Giao thông vận tải đối với công trình kinh doanh, dịch vụ, khai thác đường quốc lộ, dự án xã hội hóa theo phân công, phân cấp, ủy quyền, trừ những nhiệm vụ giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam.
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định như sau:
Điều 4. Lãnh đạo Cục
1. Cục Đường bộ Việt Nam có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.
2. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sẽ có thẩm quyền bổ nhiệm Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?