Phương pháp tính toán mức tái chế và mức thu hồi của phương tiện giao thông đường bộ được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7337 : 2003?

Phương pháp tính toán mức tái chế và mức thu hồi được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7337 : 2003?

Phương pháp tính toán mức tái chế và mức thu hồi của phương tiện giao thông đường bộ được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7337 : 2003?

Tiêu chuẩn 7337 : 2003 qui định phương pháp tính toán mức tái chế và mức thu hồi của phương tiện giao thông đường bộ mới được quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7337 : 2003 (ISO 22628 : 2002)

Cụ thể căn cứ theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7337 : 2003 (ISO 22628 : 2002) quy định về phương pháp tính toán mức tái chế và mức thu hồi được quy định như sau:

* Qui định chung của phương pháp tính toán

Việc tính toán mức tái chế và mức thu hồi được tiến hành qua bốn bước dưới đây cho phương tiện mới, trong đó các chi tiết cấu thành, các vật liệu hoặc cả hai được tính tại từng bước.

- Xử lý sơ bộ;

- Tháo dỡ;

- Chia tách kim loại;

- Xử lý phần phi kim loại còn lại.

Các khối lượng mP, mD hoặc mM tương ứng được xác định tại một trong ba bước đầu tiên, còn các khối lượng mTr và mTe được xác định tại bước cuối cùng (xem điều 5.3).

Các phụ lục A và B đưa ra cách biểu thị các số liệu và sơ đồ của phương pháp.

* Xác định các khối lượng mP mD, mM, mTr và mTe.

(1) Xử lý sơ bộ – Xác định mP

Tại bước này, các chi tiết cấu thành, các vật liệu hoặc cả hai dưới đây của xe phải được đưa vào tính toán:

- Toàn bộ chất lỏng;

- Các ắc qui;

- Các bộ lọc dầu;

- Các thùng chứa khí hoá lỏng (LPG);

- Các thùng chứa khí nén tự nhiên (CNG);

- Các lốp;

- Các bộ chuyển đổi kiểu xúc tác.

Chú thích – Các chất lỏng bao gồm: nhiên liệu, dầu động cơ, dầu hộp số/truyền động (bao gồm hộp số truyền động hoặc hộp số vi sai sau hoặc cả hai), dầu trợ lực tay lái, chất làm mát, dầu phanh, chất lỏng của bộ giảm xóc, môi chất lạnh của điều hoà nhiệt độ, chất lỏng rửa kính chắn gió, dầu cho bệ động cơ và dầu thuỷ lực hệ thống treo.

Để tính toán, các chi tiết và vật liệu cấu thành này được coi là loại sử dụng lại hoặc tái chế. Khối lượng mP là tổng của các khối lượng của các chi tiết và vật liệu cấu thành này.

(2) Tháo dỡ – xác định mD

Tại bước này, các chi tiết cấu thành khác nào đó của phần sử dụng lại hoặc tái chế của xe phải được đưa vào tính toán dựa trên cơ sở dưới đây.

Theo yêu cầu chung, một chi tiết cấu thành phải được coi là sử dụng lại hoặc tái chế hoặc cả hai dựa trên khả năng tháo dỡ chúng được đánh giá bởi:

- Khả năng có thể tiếp cận được;

- Công nghệ kẹp chặt và

- Các công nghệ tháo dỡ.

Theo yêu cầu qui định, một chi tiết cấu thành phải được coi là tái chế, dựa trên:

- Thành phần vật liệu của nó, và

- Các công nghệ tái chế.

Để được tái chế, chi tiết cấu thành và vật liệu phải qua công nghệ tái chế.

Yêu cầu bổ xung là khả năng sử dụng lại của chi tiết cấu thành phải an toàn và tránh gây hại cho môi trường.

Khối lượng mD là tổng của các khối lượng của toàn bộ chi tiết sử dụng lại hoặc tái chế.

(3) Chia tách kim loại – xác định mM

Tại bước này, toàn bộ kim loại có nguồn gốc sắt và không sắt không được tính ở các bước trước phải được đưa vào tính. Cả hai kim loại sắt có nguồn gốc sắt và không sắt đều được coi là loại tái chế. Khối lượng mM là khối lượng của phần kim loại còn lại trong phương tiện sau các bước trước.

(4) Xử lý phần phi kim loại còn lại - xác định mTr và mTe

Các vật liệu khác còn lại (các vật liệu không tính ở các bước xử lý sơ bộ, tháo dỡ và chia tách kim loại) là phần vật liệu còn lại phi kim loại.

Tại bước này, các vật liệu tái chế phi kim loại còn lại hoặc cả hai vật liệu này và các vật liệu thu hồi phi kim loại còn lại phải được đưa vào tính toán.

Khối lượng mTr là tổng của các khối lượng của phần vật liệu phi kim loại còn lại thuộc loại tái chế trên cơ sở của các công nghệ tái chế (xem bảng A.1).

khối lượng mTe là tổng của các khối lượng còn lại, được dùng cho thu hồi năng lượng sau khi đã xác định được mP, mD, mM và mTr.

Chú thích – Công nghệ thu hồi năng lượng của các polime và các chất đàn hồi đã được công nghiệp hoá rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Vì thế, các polime, các chất đàn hồi và các vật liệu tự nhiên hữu cơ cải biến có thể được thu hồi qua các công nghệ đó.

Phương pháp tính toán mức tái chế và mức thu hồi được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7337 : 2003?

Phương pháp tính toán mức tái chế và mức thu hồi của phương tiện giao thông đường bộ được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7337 : 2003? (Hình từ Internet)

Phương pháp tính toán mức tái chế và mức thu hồi của phương tiện giao thông đường bộ được tính theo công thức gì?

Căn cứ tại Tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7337 : 2003 (ISO 22628 : 2002) quy định tính toán mức tái chế và mức thu hồi như sau:

(1) Công thức tính toán mức tái chế

Mức tái chế, Rcyc, của phương tiện tính toán theo phần trăm của khối lượng (một phần khối lượng tính theo phần trăm) được tính theo công thức sau:

mức tái chế

(2) Công thức tính toán mức thu hồi

Mức thu hồi, Rcov, của phương tiện, tính toán theo phần trăm khối lượng (một phần khối lượng tính theo phần trăm được tính theo công thức sau:

mức thu hồi

Căn cứ tại phụ lục B Tham khảo Phương pháp tính toán Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7337 : 2003 (ISO 22628 : 2002) quy định như sau:

Sơ đồ của phương pháp tính toán được chỉ ra trên hình B.1.

Phương pháp tính toán

Phương pháp tính toán

Biến số và ký hiệu biến số khi tính toán các mức tái chế và thu hồi của phương tiện giao thông đường bộ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7337 : 2003 (ISO 22628 : 2002) quy định biến số và ký hiệu biến số như sau:

Bảng 1 qui định các ký hiệu của các biến số khối lượng dùng khi tính toán các mức tái chế và thu hồi.

Biến số và ký hiệu biến số

a) Trong bước 4, phần công việc trong ba khả năng xử lý được nhà chế tạo xe công bố.

Hình B.1 - Phương pháp tính toán

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật của đèn cài mũ an toàn mỏ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6472:1999?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yêu cầu về cảm quan và hình dạng bên ngoài của da nguyên liệu được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5365:1991?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất bản phẩm thông tin được phân loại theo các dấu hiệu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4523:2009?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện bảo vệ cá nhân gồm những gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7547:2005?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp tính toán mức tái chế và mức thu hồi của phương tiện giao thông đường bộ được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7337 : 2003?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống CNG trong phê duyệt kiểu theo TCVN 7465:2005?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết bị kiểm soát báo cháy và phát hiện cháy là gì theo Tiêu chuẩn Quốc gia TTCVN 9310-3:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoảng cách an toàn ngăn không chạm tới vùng nguy hiểm được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7014 : 2002?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung đối với chòi quan sát phát hiện cháy rừng như thế nào theo TCVN 13355:2021?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xác định độ axit béo trong các sản phẩm nghiền từ ngũ cốc theo TCVN 8800:2011?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Lê Nguyễn Minh Thy
88 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào