Hành vi kê khai không đúng giá bán có thể bị phạt lên tới 25 triệu đồng?
Hành vi kê khai không đúng giá bán có thể bị phạt lên tới 25 triệu đồng?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về kê khai giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đủ các nội dung hoặc không đúng mẫu của văn bản kê khai giá.
2. Đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại văn bản kê khai đủ các nội dung hoặc đúng mẫu đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện kê khai đối với các mức giá đã thực hiện với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
[...]
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
[...]
Theo đó, hành vi kê khai không đúng giá bán với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị phạt tiền theo các mức dưới đây:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Còn đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Ngoài bị phạt tiền, cá nhân có hành vi kê khai không đúng giá bán với cơ quan nhà nước còn phải buộc thực hiện kê khai đối với các mức giá đã thực hiện.
Hành vi kê khai không đúng giá bán có thể bị phạt lên tới 25 triệu đồng? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện công khai các nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật Giá 2023, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ phải thực hiện công khai các nội dung dưới đây:
- Giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Mức giá của hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Giá 2023 gồm:
+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá.
+ Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng.
+ Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu.
+ Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.
- Mức giá của hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá.
Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là gì?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Giá 2023, quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó là:
- Tự định giá và điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể. Được xem xét áp dụng nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá do Nhà nước quy định để định giá hàng hóa, dịch vụ.
- Tự định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh theo khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với căn cứ, nguyên tắc, phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Luật Giá 2023.
- Tham gia xây dựng và kết nối, chia sẻ thông tin vào cơ sở dữ liệu về giá.
- Hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về chống bán phá giá hàng nhập khẩu và phải niêm yết công khai về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với các trường hợp sau :
+ Hàng tươi sống.
+ Hàng hóa tồn kho.
+ Hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ.
+ Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật.
+ Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
+ Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước.
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá xem xét, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
- Tiếp cận thông tin về chính sách giá của Nhà nước; các biện pháp quản lý, điều tiết giá của Nhà nước.
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá; yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?