Mức xử phạt đối với hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác là bao nhiêu tiền?
- Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện gì?
- Mức xử phạt đối với hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác là bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có đủ thẩm quyền xử phạt đối với hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác hay không?
Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 220 Luật Đất đai 2024 quy định về việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện như sau:
[1] Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
[2] Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất;
[3] Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp đất có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất, hợp thửa đất;
[4] Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp nước, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý.
Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi, khi thực hiện việc tách thửa đất hoặc hợp thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.
Mức xử phạt đối với hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác là bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt đối với hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác là bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác như sau:
Điều 15. Cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất thuộc quyền sử dụng của người khác hoặc thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào trên đất thuộc quyền sử dụng của mình hoặc của người khác mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
[...]
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân (trừ khoản 4, 5, 6 Điều 18, khoản 1 Điều 19, điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 20, Điều 22, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Nghị định này). Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.
[...]
Như vậy, mức xử phạt đối với hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác cụ thể là:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất thuộc quyền sử dụng của người khác hoặc thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào trên đất thuộc quyền sử dụng của mình hoặc của người khác mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
- Đồng thời, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có đủ thẩm quyền xử phạt đối với hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về thủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền như sau:
Điều 30. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
[...]
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
[...]
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoàn toàn có đủ thẩm quyền xử phạt đối với hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Công văn 207/TANDTC-PC năm 2024 giải đáp một số vướng mắc trong công tác xét xử vụ án hành chính?
- Điều kiện hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng là gì?
- Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Bắc Kạn?
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với dịch vụ ví điện tử phải có vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?
- Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?