Tổng hợp các hành vi bị xử phạt bằng hình thức cảnh cáo khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai?
- Tổng hợp các hành vi bị xử phạt bằng hình thức cảnh cáo khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai?
- Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo trong lĩnh vực đất đai hay không?
- Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như thế nào?
Tổng hợp các hành vi bị xử phạt bằng hình thức cảnh cáo khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai?
Tại Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP có quy định về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
a) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề tư vấn có thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn có thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng.
[...]
Như vậy, cảnh cáo là một trong những hình thức xử phạt hành chính bên cạnh việc phạt tiền khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, chỉ có 01 trường hợp vi phạm bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo, cụ thể là trường hợp vi phạm quy định về cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai (Điều 28 Nghị định 123/2024/NĐ-CP)
Theo đó, phạt cảnh cáo đối với trường hợp chậm cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra về đất đai sau 07 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra, kiểm tra hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân và cơ quan hành chính các cấp.
Tổng hợp các hành vi bị xử phạt bằng hình thức cảnh cáo khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo trong lĩnh vực đất đai hay không?
Tại Điều 30 Nghị định 123/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 30. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
[...]
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
[...]
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
[...]
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh) đều có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo.
Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như thế nào?
Tại Điều 33 Nghị định 123/2024/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
- Khi xử lý vi phạm hành chính mà hành vi vi phạm hành chính tại các Điều 17 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, Điều 18 Nghị định 123/2024/NĐ-CP và Điều 20 Nghị định 123/2024/NĐ-CP thuộc trường hợp thu hồi đất thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để thực hiện thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
- Khi xử lý vi phạm hành chính mà hành vi vi phạm hành chính đó thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 Nghị định 123/2024/NĐ-CP thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy phép, đăng ký hoạt động hành nghề để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
- Thông báo bằng văn bản về các trường hợp có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và các trường hợp đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm theo quy định tại Nghị định 123/2024/NĐ-CP đến cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đất đai cấp tỉnh để đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp danh sách các trường hợp có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và các trường hợp đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Công văn 207/TANDTC-PC năm 2024 giải đáp một số vướng mắc trong công tác xét xử vụ án hành chính?
- Điều kiện hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng là gì?
- Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Bắc Kạn?
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với dịch vụ ví điện tử phải có vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?
- Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?