Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bị xử phạt như thế nào?
Tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ những điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điểu 52 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Là doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ;
- Người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ;
+ Có thời gian hoạt động thực tế ít nhất là 05 năm phù hợp với ít nhất một nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoặc có chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng 1 quy định tại Điều 53 Luật Đo đạc và bản đồ 2018;
+ Không được đồng thời là người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của tổ chức khác;
- Có số lượng nhân viên kỹ thuật được đào tạo về đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu thực hiện các nội dung đề nghị cấp giấy phép theo quy định của Chính phủ;
- Có phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với quy định trong định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp giấy phép.
Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 18/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi diểm c, điểm d khoản 4 Điều 4 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động đo đạc và bản đồ không đúng với nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
b) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
c) Hoạt động đo đạc và bản đồ khi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ hết thời hạn.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này.”
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này;
Trường hợp đối với hành vi hoạt động đo đạc và bản đồ khi không duy trì các điều kiện theo quy định để được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, trong thời gian 90 ngày (3 tháng) tổ chức bổ sung chứng minh có đủ điều kiện để duy trì hoạt động đo đạc và bản đồ thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép trả lại cho tổ chức giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
b) Buộc hủy bỏ dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này mà không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.
Như vây, hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, với tổ chức có cùng vi phạm mức phạt gấp đôi bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 18/2020/NĐ-CP)
Ngoài ra, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc phải nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 51 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ như sau:
Điều 51. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
...
6. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép;
b) Giả mạo nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;
c) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ quy định tại các khoản 1, 4, 6 và 7 Điều 6 của Luật này;
d) Không bảo đảm được các điều kiện theo quy định tại Điều 52 của Luật này và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
7. Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
8. Chính phủ quy định thời hạn, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Như vậy, giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép;
- Giả mạo nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;
- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ như sau:
+ Giả mạo, làm sai lệch số liệu, kết quả đo đạc và bản đồ.
+ Xuất bản, lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia.
+ Lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Phát tán, làm lộ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước.
- Không bảo đảm được các điều kiện về cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?