Hướng dẫn chi tiết cách mở tài khoản vợ chồng đồng sở hữu mới nhất năm 2024?
Hướng dẫn chi tiết cách mở tài khoản vợ chồng đồng sở hữu mới nhất năm 2024?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về thuật ngữ tài khoản đồng sở hữu. Tuy nhiên, dựa vào thực tế có thể hiểu tài khoản đồng sở hữu là loại tài khoản được sở hữu chung bởi 2 hoặc nhiều người.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách mở tài khoản vợ chồng đồng sở hữu mới nhất năm 2024:
Bước 1: Chọn một ngân hàng phù hợp để mở tài khoản đồng sở hữu.
Hiện nay, mỗi ngân hàng sẽ có những quy định khác nhau về độ tuổi, số dư cần thiết, giấy tờ thủ tục,… Do đó, cần tìm hiểu kỹ những yêu cầu này trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ngân hàng.
Bước 2: Chuẩn bị các loại giấy tờ và hồ sơ theo yêu cầu
Thông thường đối với hồ sơ để mở tài khoản vợ chồng đồng sở hữu sẽ bao gồm: Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ khẩu, bằng lái xe (nếu có), giấy chứng nhận kết hôn hợp pháp, đơn đề nghị mở tài khoản,...
Bước 3: Hoàn thiện đầy đủ thông tin và ký hợp đồng theo mẫu hồ sơ của ngân hàng. Sau đó, chủ sở hữu tài khoản là vợ chồng sẽ cùng ký tên vào hợp đồng mở tài khoản.
Bước 4: Gửi tiền vào tài khoản vợ chồng đồng sở hữu để kích hoạt và bắt đầu sử dụng. Chủ tài khoản có thể gửi tiền bằng cách nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng khác sang.
Bước 5: Sử dụng tài khoản vợ chồng đồng sở hữu như bao tai khoản khác.
Hướng dẫn chi tiết cách mở tài khoản vợ chồng đồng sở hữu mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Tài khoản đồng sở hữu khi xảy ra tranh chấp có bị phong tỏa hay không?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về việc tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:
Điều 11. Phong tỏa tài khoản thanh toán
1. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau:
a) Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;
b) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
d) Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
2. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện:
a) Theo thỏa thuận bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
b) Khi có quyết định chấm dứt phong tỏa của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán chuyển tiền quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Khi có yêu cầu chấm dứt phong tỏa của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
3. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, chủ tài khoản thanh toán và cơ quan có thẩm quyền nếu thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện phong tỏa tài khoản thanh toán trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thanh toán thì chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì khi xảy ra tranh chấp giữa tài khoản đồng sở hữu mà một trong các chủ tài khoản thanh toán chung có yêu cầu phong tỏa của thì tài khoản đồng sở hữu có thể bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản, trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
Tài khoản đồng sở hữu có thể bị đóng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về việc đóng tài khoản thanh toán như sau:
Điều 12. Đóng tài khoản thanh toán
1. Việc đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi:
a) Chủ tài khoản thanh toán có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán;
b) Chủ tài khoản thanh toán là cá nhân bị chết, bị tuyên bố đã chết;
c) Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Chủ tài khoản thanh toán vi phạm hành vi bị cấm về tài khoản thanh toán quy định tại khoản 5, khoản 8 Điều 8 Nghị định này.
đ) Các trường hợp theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tài khoản đồng sở hữu có thể bị đóng trong trường hợp sau đây:
- Một trong các chủ sở hữu tài khoản thanh toán có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán;
- Một trong các chủ sở hữu tài khoản thanh toán là cá nhân bị chết, bị tuyên bố đã chết;
- Một trong các chủ sở hữu tài khoản thanh toán vi phạm hành vi bị cấm về tài khoản thanh toán quy định tại khoản 5, khoản 8 Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP
- Các trường hợp theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa các chủ tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài khoản ngân hàng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?