Mất căn cước có làm tài khoản ngân hàng được không?
Mất căn cước có làm tài khoản ngân hàng được không?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 12. Hồ sơ mở tài khoản thanh toán
1. Hồ sơ mở tài khoản thanh toán bao gồm các tài liệu, thông tin, dữ liệu sau:
a) Thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;
b) Các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại khoản 2, 3 Điều này;
c) Thỏa thuận việc quản lý và sử dụng tài khoản thanh toán chung giữa các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán (nếu có) đối với trường hợp mở tài khoản thanh toán chung.
2. Tài liệu, thông tin, dữ liệu về giấy tờ tùy thân của khách hàng là cá nhân:
a) Trường hợp cá nhân là công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân, Thẻ căn cước hoặc Căn cước điện tử (thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02) hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh đối với người dưới 14 tuổi;
b) Trường hợp cá nhân là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch: Giấy chứng nhận căn cước;
c) Trường hợp cá nhân là người nước ngoài:
(i) Hộ chiếu, đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải có thêm thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ có giá trị thay thị thực hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh; hoặc
(ii) Danh tính điện tử (thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02).
3. Tài liệu, thông tin, dữ liệu của khách hàng là tổ chức: Các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống rửa tiền; bao gồm các tài liệu, thông tin, dữ liệu của người đại diện hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư này thì ngoài các tài liệu, thông tin, dữ liệu nêu tại khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm:
a) Trường hợp người đại diện là cá nhân: các tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết của người đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều này và giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện hợp pháp của người đại diện đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán;
b) Trường hợp người đại diện là pháp nhân: tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết của pháp nhân theo quy định tại khoản 3 Điều này và giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán.
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định thêm các tài liệu, thông tin, dữ liệu khác trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán ngoài các tài liệu, thông tin, dữ liệu quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, nhưng phải thông báo và hướng dẫn cụ thể cho khách hàng biết.
[...]
Như vậy, cá nhân bị mất căn cước có thể mở tài khoản ngân hàng khi cung cấp căn cước điện tử (thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02) hoặc Giấy khai sinh đối với người dưới 14 tuổi.
Ngoài ra, hồ sơ mở tài khoản ngân hàng của cá nhân là công dân Việt Nam còn có:
- Thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 13 Thông tư 17/2024/TT-NHNN;
- Thỏa thuận việc quản lý và sử dụng tài khoản thanh toán chung giữa các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán (nếu có) đối với trường hợp mở tài khoản thanh toán chung.
- Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư 17/2024/TT-NHNN thì ngoài các tài liệu, thông tin, dữ liệu nêu tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 17/2024/TT-NHNN, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm:
+ Trường hợp người đại diện là cá nhân: các tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết của người đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 17/2024/TT-NHNN và giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện hợp pháp của người đại diện đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán;
+ Trường hợp người đại diện là pháp nhân: tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết của pháp nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 17/2024/TT-NHNN và giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán.
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định thêm các tài liệu, thông tin, dữ liệu khác trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán ngoài các tài liệu, thông tin, dữ liệu quy định tại trên, nhưng phải thông báo và hướng dẫn cụ thể cho khách hàng biết.
Mất căn cước có làm tài khoản ngân hàng được không? (Hình từ Internet)
Mở tài khoản ngân hàng bằng phương tiện điện tử có phải xác thực sinh trắc học không?
Theo Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 16. Mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành quy định nội bộ về quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, giao dịch điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân, đảm bảo an toàn, bảo mật và bao gồm tối thiểu các bước như sau:
a) Thu thập các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư này và:
(i) Thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản đối với khách hàng là cá nhân;
(ii) Thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp đối với khách hàng là tổ chức;
[...]
Theo đó, khi mở tài khoản ngân hàng online phải xác thực thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản đối với khách hàng là cá nhân hoặc của người đại diện hợp pháp đối với khách hàng là tổ chức theo quy định của pháp luật.
Việc mở tài khoản ngân hàng online không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Tài khoản thanh toán chung;
- Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ;
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
- Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
Ai được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng?
Theo Điều 11 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định đối tượng mở tài khoản thanh toán như sau:
(1) Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
- Người từ đủ 15 tuổi trở lên không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam;
- Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
(2) Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân (pháp nhân Việt Nam, pháp nhân nước ngoài), doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?