Được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng xét tuyển đại học 2024?
Được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng xét tuyển đại học 2024?
Nguyện vọng xét tuyển là mong muốn của thí sinh được trúng tuyển vào ngành học, trường đại học mà mình yêu thích.
Theo Tiêu mục 7 Mục 1 Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH năm 2024 quy định việc xử lý nguyện vọng như sau:
I. Đối với thí sinh
...
7. Đăng ký và xử lý nguyện vọng:
a) Từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung NVXT không giới hạn số lần:
- Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa,) thông tin của thí sinh trên Hệ thống;
- Việc đăng ký NVXT đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia);
- Các nguyện vọng của thí sinh ĐKXT vào tất cả các CSĐT đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời thí sinh phải cung cấp các dữ liệu (theo tiêu chí, điều kiện, quy trình đăng ký được quy định tại ĐATS của các CSĐT) tương ứng với ngành/chương trình mà thí sinh đã ĐKXT để các CSĐT sử dụng xét tuyển (Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký được đăng tải trên Hệ thống khi thí sinh truy cập vào để đăng ký);
...
Như vậy, theo thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh được phép đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển mà không giới hạn số lượng để vào Đại học 2024.
Tuy nhiên, nguyện vọng 1 nên là sự lựa chọn hàng đầu và là nơi thí sinh muốn theo học nhất. Sau đó mới đến các nguyện vọng 2, 3, 4,... được xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần mà bản thân thí sinh mong muốn.
Thí sinh cần phải hiểu rõ khả năng của mình và nguyên tắc tuyển sinh của các trường đại học để đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học một cách hợp lý.
Được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng xét tuyển đại học 2024? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xét tuyển nguyện vọng vào các trường đại học là gì?
Căn cứ theo Điều 20 Quy chế tuyền sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về việc xét tuyển và xử lý nguyện vọng theo kế hoạch chung cụ thể như sau:
Điều 20. Xét tuyển và xử lý nguyện vọng theo kế hoạch chung
1. Các cơ sở đào tạo tự chủ tổ chức xét tuyển theo các phương thức và tiêu chí xét tuyển riêng, hoặc tự nguyện phối hợp theo nhóm để tổ chức xét tuyển theo các phương thức và tiêu chí xét tuyển chung. Bộ GDĐT hướng dẫn lịch trình xét tuyển và hỗ trợ việc xử lý nguyện vọng trên hệ thống.
2. Sau khi kết thúc thời gian đăng ký nguyện vọng trên hệ thống, cơ sở đào tạo tải thông tin, dữ liệu từ hệ thống để phục vụ xét tuyển, bao gồm dữ liệu đăng ký nguyện vọng và kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập cấp THPT của những thí sinh dự tuyển vào cơ sở đào tạo theo các phương thức tuyển sinh.
3. Nguyên tắc xét tuyển
a) Điểm trúng tuyển được xác định để số lượng tuyển được theo từng ngành, chương trình đào tạo phù hợp với số lượng chỉ tiêu đã công bố, nhưng không thấp hơn ngưỡng đầu vào;
b) Đối với một ngành đào tạo (hoặc một chương trình đào tạo) theo một phương thức và tổ hợp môn, tất cả thí sinh được xét chọn bình đẳng theo điểm xét không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét ở cuối danh sách, cơ sở đào tạo có thể sử dụng tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng (để xét chọn những thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn);
d) Việc sử dụng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng để xét tuyển đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định về điểm ưu tiên được quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
...
Như vậy, theo quy định trên thì nguyên tắc xét tuyển nguyện vọng vào các trường đại học như sau:
[1] Điểm trúng tuyển được xác định để số lượng tuyển được theo từng ngành, chương trình đào tạo phù hợp với số lượng chỉ tiêu đã công bố, nhưng không thấp hơn ngưỡng đầu vào;
[2] Đối với một ngành đào tạo (hoặc một chương trình đào tạo) theo một phương thức và tổ hợp môn, tất cả thí sinh được xét chọn bình đẳng theo điểm xét không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ trường hợp [3];
[3] Trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét ở cuối danh sách, cơ sở đào tạo có thể sử dụng tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng (để xét chọn những thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn);
[4] Việc sử dụng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng để xét tuyển đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định về điểm ưu tiên.
Đậu hai nguyện vọng thì có được học hai trường đại học cùng lúc có được không?
Căn cứ tại Điều 18 Quy chế tuyền sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định học cùng lúc hai chương trình như sau:
Điều 18. Học cùng lúc hai chương trình
1. Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:
a) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
b) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
...
Đối với những học sinh sắp vào đại học bằng cách tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024, sẽ được cấp 1 Giấy chứng nhận kết quả thi.
Thông thường các trường đại học sẽ yêu cầu thí sinh nộp Giấy chứng nhận kết quả thi nhằm xác nhận nhập học sau khi có kết quả trúng tuyển.
Do đó, bằng cách này một thí sinh không thể xác nhận nhập học tại cả hai trường đại học.
Sinh viên có thể học hai trường đại học cùng lúc khi sinh viên đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Đồng thời, tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:
- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
Tuy nhiên, việc học hai trường đại học cũng cần tham khảo qua quy chế, nội quy của trường đang theo học và sẽ theo học. Tại những nội dung này, sinh viên sẽ có thể nắm bắt được những điều kiện cụ thể để có thể theo học chương trình đào tạo thứ hai.
Tuy nhiên, nếu trường đại học không cho phép sinh viên học hai trường cùng lúc, thì việc đăng ký học hai chương trình đào tạo tại hai trường đại học khác nhau là vi phạm quy chế của trường và không được cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện theo Nghị định 143?
- Có được điều chỉnh giấy phép hành nghề khám chữa bệnh trong thời gian bị cấm hành nghề không?
- Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá được gia hạn trong trường hợp nào?
- Đại học quốc gia thuộc cơ quan nào? Quyết định thành lập Phân hiệu của Đại học quốc gia thuộc thẩm quyền của ai?
- Ngày Quốc tế Người khuyết tật là ngày nào? Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3 12 có ý nghĩa gì?