Ngày Quốc tế Người khuyết tật là ngày nào? Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3 12 có ý nghĩa gì?
Ngày Quốc tế Người khuyết tật là ngày nào? Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3 12 có ý nghĩa gì?
Ngày Quốc tế Người Khuyết Tật (International Day of Persons with Disabilities), được Liên Hợp Quốc phát động từ năm 1992 nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy quyền lợi cho người khuyết tật.
Ngày Quốc tế Người khuyết tật, được tổ chức vào ngày 3 tháng 12 hàng năm là dịp quan trọng để cộng đồng toàn cầu nhìn nhận và chia sẻ tình yêu thương đến những người khuyết tật. Đây không chỉ là dịp để tôn vinh sức mạnh và tinh thần phi thường của người khuyết tật mà còn nhấn mạnh đến những thách thức xã hội mà họ đang phải đối mặt.
Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3 12 là ngày lễ, ngày kỉ niệm trong tháng 12 được ra đời nhằm công nhận, tuyên dương những đóng góp của người khuyết tật toàn cầu. Bên cạnh đó còn phổ cập, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi người những gì người khuyết tật phải đối diện và quyền lợi của họ.
Ngày Quốc tế Người khuyết tật là ngày nào? Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3 12 có ý nghĩa gì? (Hình từ Intetnet)
Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3 12 có phải là ngày lễ lớn không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định nêu trên, thì các ngày lễ lớn được quy định như sau:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3 12 không phải là ngày lễ lớn.
Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Người khuyết tật 2010, thì chính sách của Nhà nước về người khuyết tật như sau:
- Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.
- Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
- Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.
- Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
- Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
- Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.
- Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
- Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.
- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật như sau:
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật
1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
- Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
- Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
- Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
- Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?