Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện theo Nghị định 143?
- Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện theo Nghị định 143?
- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bao nhiêu phần trăm?
- Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo phương thức nào?
Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện theo Nghị định 143?
Căn cứ theo Phụ lục 2 Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện ban hành kèm theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Dưới đây là Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện:
Tải về Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện: Tải về
Ghi chú:
[1] Chỉ áp dụng trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên.
Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện theo Nghị định 143? (Hình từ Internet)
Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Điều 12. Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, cụ thể như sau:
a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn;
b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ cận nghèo theo mức chuẩn hộ cận nghèo khu vực nông thôn;
c) Bằng 10% đối với người lao động khác.
[...]
Như vậy, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, cụ thể như sau:
- Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn;
- Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ cận nghèo theo mức chuẩn hộ cận nghèo khu vực nông thôn;
- Bằng 10% đối với người lao động khác.
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo phương thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Điều 11. Phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong hai phương thức đóng sau đây:
a) Đóng 06 tháng một lần;
b) Đóng 12 tháng một lần.
2. Người đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đã hoàn thành chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.
3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau: a) Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV;
b) Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.
4. Thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với phương thức đóng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Lần đầu, ngay khi đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; b) Lần tiếp theo, trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng.
c) Ngay khi đăng ký lại bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Điều 17 của Nghị định này.
Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong hai phương thức sau:
- Đóng 06 tháng một lần
- Đóng 12 tháng một lần
Lưu ý: Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Mẫu báo cáo định kỳ tình hình cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước từ 25/12/2024?
- 04 quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi từ 01/01/2025?
- Doanh nghiệp khai thác khoáng sản có được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản không?
- Ngân hàng thông báo các trường hợp sẽ bị tạm dừng giao dịch từ ngày 01/01/2025?