Đơn vị thực hiện các hoạt động phục vụ cho việc đào tạo, liên kết đào tạo thì có chịu thuế GTGT không?

Đơn vị thực hiện các hoạt động phục vụ cho việc đào tạo, liên kết đào tạo thì có chịu thuế GTGT không?

Đơn vị thực hiện các hoạt động phục vụ cho việc đào tạo, liên kết đào tạo thì có chịu thuế GTGT không?

Căn cứ khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định đối tượng không chịu thuế GTGT gồm:

Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
...
Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
...

Tại điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng như sau:

Điều 13. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
...
2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
...
b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Bên cạnh đó, tại Mục 3 Phụ lục Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu ban hành kèm theo Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định:

3) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 3%
- Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;
- Khai thác, chế biến khoáng sản;
- Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;
- Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;
....

Như vậy, từ những căn cứ nêu trên, trường hợp đơn vị thực hiện các hoạt động phục vụ cho hoạt động đào tạo, liên kết đào tạo nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật thuế và pháp luật khác có liên quan thì thu nhập từ các hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Trường hợp đơn vị thực hiện các hoạt động phục vụ cho hoạt động đào tạo, liên kết đào tạo nhưng không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật để được miễn thuế giá trị gia tăng thì đơn vị phải tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ 3% trên doanh thu (Đơn vị đăng ký kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp)

Lưu ý: Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo cũng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật.

Đơn vị thực hiện các hoạt động phục vụ cho việc đào tạo, liên kết đào tạo thì có chịu thuế GTGT không?

Đơn vị thực hiện các hoạt động phục vụ cho việc đào tạo, liên kết đào tạo thì có chịu thuế GTGT không? (Hình từ Internet)

Nộp thuế GTGT ở đâu?

Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC, nơi nộp thuế được xác định trong từng trường hợp như sau:

- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.

- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.

- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai.

Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì kê khai, nộp thuế GTGT như sau:

+ Khai thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.

+ Nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Thời hạn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT là bao lâu?

Tại khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:

Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
....

Như vậy, thời hạn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT là 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuế giá trị gia tăng
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị thực hiện các hoạt động phục vụ cho việc đào tạo, liên kết đào tạo thì có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nộp thuế GTGT đối với hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu nhưng lại chuyển mục đích sử dụng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bán hải sản tươi sống chưa chế biến có phải nộp thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh thiết bị điện lạnh có được giảm thuế giá trị gia tăng năm 2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào kê khai thuế GTGT theo tháng? Hồ sơ khai thuế theo tháng hoặc theo quý gồm có giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất khẩu phần mềm có chịu thuế GTGT không? Tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng với ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là trung tâm đào tạo ngoại ngữ tin học có phải chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu S26-DNN sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm theo Thông tư 200 chuẩn xác?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu S61-DN sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 200 và cách ghi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuế giá trị gia tăng
Nguyễn Thị Hiền
26 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thuế giá trị gia tăng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào