Điều kiện giảm trừ đối với khoản đóng quỹ hưu trí là gì? Đối tượng nào được áp dụng chế độ hưu trí khi tham gia BHXH tự nguyện?
Điều kiện giảm trừ đối với khoản đóng quỹ hưu trí là gì?
Tại điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện như sau:
Điều 9. Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
...
2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
b) Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.
...
Tại Công văn 16283/CTHN-TTHT năm 2024 có hướng dẫn về điều kiện giảm trừ đối với khoản đóng quỹ hưu trí như sau:
Trường hợp người lao động của Công ty tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.
Như vậy, điều kiện giảm trừ đối với khoản đóng quỹ hưu trí là:
- Người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính có mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ.
- Có bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.
Điều kiện giảm trừ đối với khoản đóng quỹ hưu trí là gì? Đối tượng nào được áp dụng chế độ hưu trí khi tham gia BHXH tự nguyện? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được áp dụng chế độ hưu trí khi tham gia BHXH tự nguyện?
Tại Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về đối tượng áp dụng chế độ hưu trí như sau:
Điều 72. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí
Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này.
Tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối tượng được áp dụng chế độ hưu trí khi tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng được áp dụng chế độ hưu trí theo loại hình BHXH bắt buộc.
Đối tượng nào được áp dụng chế độ hưu trí khi tham gia BHXH bắt buộc?
Tại Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về đối tượng áp dụng chế độ hưu trí như sau:
Điều 53. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí
Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Như vậy, đối tượng áp dụng chế độ hưu trí khi tham gia BHXH bắt buộc gồm có:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
- Học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?