Cấp lại chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trong trường hợp nào?
Cấp lại chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Điều 31. Cấp lại giấy phép hành nghề
1. Cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 của Luật này hoặc có sai sót thông tin quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này;
c) Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp lại theo quy định của Chính phủ;
d) Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đã được cấp giấy phép hành nghề;
b) Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị cấp lại;
c) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
...
Theo đó, người có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh được xét cấp lại trong các trường hợp dưới đây:
- Giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng.
- Thay đổi thông tin trên giấy phép hành nghề gồm:
+ Họ và tên.
+ Ngày, tháng, năm sinh.
+ Số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam.
+ Số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài.
- Hoặc có sai sót thông tin trên giấy phép hành nghề gồm:
+ Họ và tên.
+ Ngày, tháng, năm sinh.
+ Số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam.
+ Số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài.
+ Chức danh chuyên môn.
+ Phạm vi hành nghề.
+ Thời hạn của giấy phép hành nghề.
- Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp lại theo quy định của Chính phủ.
- Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền.
- Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Cấp lại chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người hành nghề khám chữa bệnh không phải đăng ký hành nghề khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Điều 36. Nguyên tắc đăng ký hành nghề
1. Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người hành nghề được đăng ký làm việc tại một hoặc nhiều vị trí chuyên môn sau đây trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải bảo đảm chất lượng công việc tại các vị trí được phân công:
a) Khám bệnh, chữa bệnh theo giấy phép hành nghề;
b) Phụ trách một bộ phận chuyên môn;
c) Chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong các trường hợp sau đây:
a) Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện;
b) Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt;
d) Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, người hành nghề khám chữa bệnh không phải đăng ký hành nghề vẫn được khám chữa bệnh khi thuộc các trường hợp sau:
- Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện.
- Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
- Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt.
- Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn.
- Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đối tượng nào được ưu tiên khám chữa bệnh?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Điều 3. Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
5. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
6. Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo quy định này, các đối tượng được ưu tiên khám chữa bệnh gồm:
- Người bệnh trong tình trạng cấp cứu.
- Trẻ em dưới 06 tuổi.
- Phụ nữ có thai.
- Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng.
- Người từ đủ 75 tuổi trở lên.
- Người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?