Sử dụng tiền giả thì phạm tội gì? Mức phạt cao nhất là bao nhiêu?
Tiền giả là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Tiền giả được hiểu là vật phẩm có một mặt hoặc hai mặt mô phỏng hình ảnh, hoa văn, màu sắc, kích thước của tiền Việt Nam để được chấp nhận giống như tiền Việt Nam, không có hoặc giả mạo các đặc điểm bảo an, không do Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc là tiền Việt Nam bị thay đổi, cắt ghép, chỉnh sửa để tạo ra tờ tiền có mệnh giá khác so với nguyên gốc.
...
Như vậy, tiền giả là tiền được làm giống như tiền thật nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức in, đúc, phát hành.
Tiền giả mô phỏng hình ảnh, hoa văn, màu sắc, kích thước của tiền Việt Nam để được chấp nhận giống như tiền Việt Nam, không có hoặc giả mạo các đặc điểm bảo an.
Việc sản xuất, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi tiền giả là vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sử dụng tiền giả thì phạm tội gì? Mức phạt cao nhất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Sử dụng tiền giả thì phạm tội gì? Mức phạt cao nhất là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả:
Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Sử dụng tiền giả là hành vi tiêu thụ, mua bán, trao đổi những tờ tiền được làm giống như tiền thật nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức in, đúc, phát hành. Hành vi này vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người nào có hành vi sử dụng tiền giả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, mức phạt cao nhất của hành vi sử dụng tiền giả là phạt tù chung thân.
Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam:
Điều 31. Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;
b) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;
c) Bố trí người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả chưa qua tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền;
d) Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;
b) Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;
c) Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.
...
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 3. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...
Như vậy, người nào có hành vi phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền giả có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?