Mẫu biên bản thu giữ tiền giả mới nhất áp dụng từ 02/02/2024?

Cho tôi hỏi theo Thông tư mới thì mẫu biên bản thu giữ tiền giả được quy định như thế nào? Việc phát hiện thu giữ tiền giả được quy định như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Mẫu biên bản thu giữ tiền giả mới nhất áp dụng từ 02/02/2024?

Biên bản thu giữ tiền giả là văn bản pháp lý được lập ra khi có phát hiện tiền giả. Biên bản này có vai trò quan trọng trong việc xử lý tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.

Cụ thể, biên bản thu giữ tiền giả có các mục đích sau:

- Lập thành hồ sơ, chứng cứ để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

- Để xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát hiện, thu giữ tiền giả.

- Để làm cơ sở cho việc xử lý tiền giả theo quy định của pháp luật.

Sau đây là mẫu biên bản thu giữ tiền giả chuẩn pháp lý áp dụng từ ngày 02/02/2024:

Tải về miễn phí biên bản thu giữ tiền giả chuẩn pháp lý áp dụng từ ngày 02/02/2024 tại đây tải về

Mẫu biên bản thu giữ tiền giả mới nhất áp dụng từ 02/02/2024?

Mẫu biên bản thu giữ tiền giả mới nhất áp dụng từ 02/02/2024? (Hình từ Internet)

Việc phát hiện thu giữ tiền giả được quy định như thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định về phát hiện thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả như sau:

[1] Trong các hoạt động, giao dịch có liên quan đến tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan thực hiện đối chiếu với các đặc điểm bảo an trên tiền thật cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố để xác định là tiền thật hay tiền giả.

Trường hợp phát hiện tiền giả, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan thực hiện thu giữ và lập biên bản

[2] Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả, tổ chức thu giữ tiền giả có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định tiền giả trong trường hợp có yêu cầu giám định và gửi đến cơ quan giám định của Bộ Công an hoặc Ngân hàng Nhà nước để thực hiện giám định.

[3] Trường hợp tổ chức, cá nhân không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước thông báo ngay đến cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp xử lý.

[4] Trường hợp phát hiện dấu hiệu liên quan đến hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Lưu giữ, đóng gói, bảo quản, giao nhận, vận chuyển tiền giả được quy định như thế nào?

Theo Điều 7 Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định về lưu giữ, đóng gói, bảo quản, giao nhận, vận chuyển tiền giả như sau:

Lưu giữ, đóng gói, bảo quản, giao nhận, vận chuyển tiền giả
1. Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước được giữ lại một số tiền giả làm tư liệu nghiên cứu. Tiền giả làm tư liệu nghiên cứu được phân loại, kiểm đếm để theo dõi, lưu giữ, bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng. Bộ trưởng Bộ Công an và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định số lượng, chủng loại và việc quản lý, sử dụng số tư liệu này.
2. Tiền giả được phân loại, kiểm đếm, sắp xếp, đóng gói, bảo quản, vận chuyển đảm bảo nguyên vẹn, an ninh, an toàn, tránh nhầm lẫn. Việc giao nhận tiền giả thực hiện theo tờ hoặc miếng, được ghi đầy đủ nội dung và ký giao, nhận biên bản theo mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các cơ quan liên quan trong việc đóng gói, bảo quản, giao nhận, vận chuyển tiền giả theo chức năng, thẩm quyền quản lý.

Theo đó, quy trình lưu giữ, đóng gói, bảo quản, giao nhận, vận chuyển tiền giả được quy định như sau:

[1] Tiền giả sẽ cơ cơ quan có thẩm quyền giữ lại làm tư liệu nghiên cứu

Tiền giả làm tư liệu nghiên cứu được phân loại, kiểm đếm để theo dõi, lưu giữ, bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng

[2] Tiền giả được phân loại, kiểm đếm, sắp xếp, đóng gói, bảo quản, vận chuyển đảm bảo nguyên vẹn, an ninh, an toàn, tránh nhầm lẫn

Trân trọng!

Tiền giả
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiền giả
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng tiền giả thì phạm tội gì? Mức phạt cao nhất là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền nghi giả là tiền như thế nào? Giao nộp tiền giả ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản thu giữ tiền giả mới nhất áp dụng từ 02/02/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiền giả
Chu Tường Vy
835 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiền giả
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào