Tăng giá cả hàng hóa trong dịp Tết Đoan Ngọ 2024 có bị xử phạt hay không? Hành vi đưa tin thất thiệt giá cả hàng hóa bị phạt bao nhiêu tiền?

Tăng giá cả hàng hóa trong dịp Tết Đoan Ngọ 2024 có bị xử phạt hay không? Hành vi đưa tin thất thiệt giá cả hàng hóa bị phạt bao nhiêu tiền?

Tăng giá cả hàng hóa trong dịp Tết Đoan Ngọ 2024 có bị xử phạt hay không?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Giá 2012 về hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá như sau:

Điều 10. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá
.....
2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
a) Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;
b) Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;
c) Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;
d) Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.
.....

Căn cứ Điều 11 Luật Giá 2012 quy định về quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh như sau:

Điều 11. Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
1. Tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
2. Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu.
....

Như vậy, theo quy định việc quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh là của tổ chức, cá nhân nhưng phải phù hợp với khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do Nhà nước quy định

Theo đó, trường hợp tăng giá cả hàng hóa trong dịp Tết Đoan Ngọ 2024 phù hợp với khung giá của Nhà nước thì sẽ không bị xử phạt.

Ngược lại, tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt theo Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư 31/2014/TT-BTC đối với một trong những hành vi tăng giá sau đây:

- Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.

Tương ứng với mỗi mức tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ sẽ có mức tiền phạt khác nhau như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Ngoài ra, còn phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi này.

Lưu ý: Mức phạt trên chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân, nếu tổ chức cùng vi phạm hành vi trên thì mức phạt áp dụng sẽ là gấp đôi (theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP)

Tăng giá cả hàng hóa trong dịp Tết Đoan Ngọ 2024 có bị xử phạt hay không? Hành vi đưa tin thất thiệt giá cả hàng hóa bị phạt bao nhiêu tiền?

Tăng giá cả hàng hóa trong dịp Tết Đoan Ngọ 2024 có bị xử phạt hay không? Hành vi đưa tin thất thiệt giá cả hàng hóa bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Hành vi đưa tin thất thiệt giá cả hàng hóa bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP quy định về hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ như sau:

Điều 14. Hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Hành vi đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường trên phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác được xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Theo đó, hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về giá cả hàng hóa gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt trên chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân, nếu tổ chức cùng vi phạm hành vi trên thì mức phạt áp dụng sẽ là gấp đôi (theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP)

Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt như thế nào trong lĩnh vực quản lý giá?

Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 109/2013/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá như sau:

Điều 42. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến mức cao nhất đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
....
3. Chánh Thanh tra Sở Tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá quy định tại Nghị định này;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả về giá quy định tại Nghị định này theo quy định hiện hành của pháp luật.
....

Như vậy, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt tiền đến mức cao nhất đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định 109/2013/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan;

Ngoài ra Chánh thanh tra Bộ Tài chính còn được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Hồ Quốc Anh Minh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào