Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?
- Phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường?
Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định như sau:
Điều 3. Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ và phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ
1. Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
a) Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát theo quy định;
b) Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên;
c) Đã được công nhận hoàn thành tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ;
d) Cán bộ Cảnh sát giao thông đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại các điểm a b và c Khoản này là cán bộ thụ lý chính;
đ) Cán bộ Cảnh sát giao thông chưa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm a Khoản này nhưng đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại các điểm b, c Khoản này là cán bộ hỗ trợ.
[...]
Theo đó, người có trình độ cử nhân luật được làm cán bộ Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông.
Ngoài ra, cử nhân luật còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên;
- Đã được công nhận hoàn thành tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ;
Lưu ý: Cán bộ Cảnh sát giao thông đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 3 Thông tư 72/2024/TT-BCA là cán bộ thụ lý chính;
- Cán bộ Cảnh sát giao thông chưa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 72/2024/TT-BCA nhưng đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 3 Thông tư 72/2024/TT-BCA là cán bộ hỗ trợ.
Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không? (Hình từ Internet)
Phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định như sau:
Điều 3. Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ và phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ
[...]
2. Phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ
a) Khi phân công cán bộ thụ lý điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ phải có ít nhất 01 cán bộ thụ lý chính. Cán bộ thụ lý chính chịu trách nhiệm chung, cán bộ hỗ trợ (nếu có) chịu trách nhiệm đối với các nhiệm vụ được phân công;
b) Cán bộ được phân công thụ lý điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024, Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan đến hoạt động điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.
Theo đó, phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ như sau:
- Khi phân công cán bộ thụ lý điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ phải có ít nhất 01 cán bộ thụ lý chính.
Cán bộ thụ lý chính chịu trách nhiệm chung, cán bộ hỗ trợ (nếu có) chịu trách nhiệm đối với các nhiệm vụ được phân công;
- Cán bộ được phân công thụ lý điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, Thông tư 72/2024/TT-BCA và các quy định của pháp luật khác có liên quan đến hoạt động điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.
Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 72/2024/TT-BCA , thì các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ gồm:
- Cục Cảnh sát giao thông; các đội Cảnh sát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt của Cục Cảnh sát giao thông có trụ sở độc lập;
- Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh); Đội Cảnh sát giao thông, Trạm Cảnh sát giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh có trụ sở độc lập;
- Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Đội Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện).
Lưu ý: Thông tư 72/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi được tham gia hội thảo với nội dung “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông”, sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến nào với Hội thảo? Vì sao?
- Hướng dẫn đăng ký cư trú cho người chưa thành niên từ 10/1/2025?
- Tỉnh Vĩnh Long có bao nhiêu thành phố? Tỉnh Vĩnh Long giáp tỉnh nào?
- Khám giám định lần đầu do tai nạn lao động có cần giấy giới thiệu của công ty?
- Tỷ giá Yên Nhật VND tháng 11/2024 là bao nhiêu? Nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán giao ngay (spot) của đồng Việt Nam với các tỷ giá Yên Nhật là gì?