Lệ phí khám sức khỏe xin việc 2024 là bao nhiêu? Giấy khám sức khỏe xin việc có giá trị trong thời hạn bao lâu?
Lệ phí khám sức khỏe xin việc 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 21/2023/TT-BYT quy định như sau:
Điều 2. Khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
1. Khung giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khỏe quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Khung giá dịch vụ ngày giường bệnh quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
3. Khung giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bổ sung ghi chú của một số dịch vụ kỹ thuật đã được Bộ Y tế xếp tương đương tại các Quyết định của Bộ Y tế tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo Phụ lục 1 Khung giá dịch vụ khám bệnh ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BYT quy định như sau:
Như vậy, lệ phí khám sức khỏe xin việc 2024 được quy định cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe (không kể xét nghiệm, X-quang): giá tối thiểu là 160.000 đồng, giá tối đa là 184.200 đồng;
- Đối với trường hợp khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động (không kể xét nghiệm, X-quang): giá tối thiểu là 450.000 đồng, giá tối đa là 515.400 đồng.
Lưu ý: Mức lệ phí kể trên chỉ áp dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước
Lệ phí khám sức khỏe xin việc 2024 là bao nhiêu? Giấy khám sức khỏe xin việc có giá trị trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Giấy khám sức khỏe xin việc có giá trị trong thời hạn bao lâu?
Theo khoản 4 Điều 38 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định như sau:
Điều 38. Cấp và lưu Giấy khám sức khỏe
1. Giấy khám sức khỏe được cấp 01 (một) bản cho người được khám sức khỏe và 01 bản lưu tại cơ sở khám sức khỏe. Thời gian lưu hồ sơ giấy khám sức khỏe thực hiện theo quy định tại mục 20 nhóm 01 Tài liệu về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Thông tư số 53/2017/TT- BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế. Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ do đơn vị quản lý người được khám sức khỏe bảo quản và lưu trữ.
2. Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe, thì cơ sở khám sức khỏe thực hiện nhân bản giấy khám sức khoẻ. Việc nhân bản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 30/2020/NĐ-CP).
3. Thời hạn trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ:
a) Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;
b) Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
4. Giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ:
a) Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe;
b) Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Giấy khám sức khỏe xin việc có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe.
Phân loại sức khỏe được quy định như thế nào?
Theo Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định phân loại sức khỏe như sau:
- Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe của người được khám sức khoẻ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Căn cứ vào kết quả khám chuyên khoa, người thực hiện khám chuyên khoa ghi rõ bệnh, tật thuộc chuyên khoa đã khám và phân loại sức khỏe theo chuyên khoa được phân công khám.
- Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, người hành nghề được cơ sở khám sức khỏe phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ (sau đây gọi tắt là người kết luận) thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe như sau:
+ Phân loại sức khỏe cho người được khám sức khỏe thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động;
+ Trường hợp người được khám sức khỏe có bệnh, tật thì người kết luận tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu để khám bệnh, chữa bệnh.
- Sau khi phân loại sức khỏe, người kết luận phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ sở khám sức khỏe vào giấy khám sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe định kỳ. Dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của cơ sở khám sức khỏe theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
- Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận thì việc phân loại sức khỏe căn cứ vào quy định của bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đó.
- Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu nhưng không khám đầy đủ các chuyên khoa theo mẫu giấy khám sức khỏe quy định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thực hiện việc khám sức khỏe chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu của người được khám sức khỏe và không phân loại sức khỏe.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?