Đề xuất: Giấy khám sức khỏe lái xe sẽ tăng thời hạn sử dụng gấp đôi, tới 12 tháng?
- Đề xuất: Giấy khám sức khỏe lái xe sẽ tăng thời hạn sử dụng gấp đôi, tới 12 tháng?
- Trách nhiệm của nhân viên y tế trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe được quy định như thế nào?
- Người lái xe có phải khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến việc lái xe hay không?
Đề xuất: Giấy khám sức khỏe lái xe sẽ tăng thời hạn sử dụng gấp đôi, tới 12 tháng?
Bộ Y tế đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô Tại đây
Theo đó, tại Phụ lục 2 Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng ban hành kèm theo dự thảo Thông tư nêu rõ:
"Giấy khám sức khỏe này có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký kết luận"
Hiện nay, Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe được quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT chỉ có giá trị sử dụng trong vòng 06 tháng kể từ ngày ký kết luận.
Như vậy, tại dự thảo Thông tư về khám sức khỏe đối với người lái xe máy, ô tô, cơ quan soạn thảo đã đề xuất nâng thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe với lái xe lên 12 tháng thay vì 6 tháng như hiện tại.
Đề xuất: Giấy khám sức khỏe lái xe sẽ tăng thời hạn sử dụng gấp đôi, tới 12 tháng? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của nhân viên y tế trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe như sau:
Điều 9. Trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe
1. Trách nhiệm của nhân viên y tế
a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được người có thẩm quyền phân công.
b) Kiểm tra đối chiếu ảnh trong Giấy khám sức khỏe trước khi thực hiện khám sức khỏe đối với người lái xe.
c) Thực hiện đúng các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để khám sức khỏe, bảo đảm kết quả khám trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
d) Những trường hợp khó kết luận, bác sỹ khám sức khỏe đề nghị hội chẩn chuyên môn theo quy định.
2. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
a) Thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe cho người lái xe do cơ sở mình thực hiện.
b) Lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe cho người lái xe, chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động khám sức khỏe cho người lái xe và tổng hợp vào báo cáo chung về hoạt động chuyên môn của cơ sở theo quy định của pháp luật về thống kê, báo cáo.
Như vậy, trách nhiệm của nhân viên y tế trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe được quy định như sau:
- Thực hiện đúng nhiệm vụ được người có thẩm quyền phân công.
- Kiểm tra đối chiếu ảnh trong Giấy khám sức khỏe trước khi thực hiện khám sức khỏe đối với người lái xe.
- Thực hiện đúng các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để khám sức khỏe, bảo đảm kết quả khám trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
- Những trường hợp khó kết luận, bác sỹ khám sức khỏe đề nghị hội chẩn chuyên môn theo quy định.
Người lái xe có phải khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến việc lái xe hay không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về trách nhiệm của người lái xe như sau:
Điều 10. Trách nhiệm của người lái xe
1. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe.
2. Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện khám sức khỏe.
3. Phải chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến việc lái xe.
4. Chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc của người sử dụng lao động.
Theo đó, trách nhiệm của người lái xe là:
- Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe.
- Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện khám sức khỏe.
- Phải chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến việc lái xe.
- Chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc của người sử dụng lao động.
Như vậy, theo quy định, người lái xe phải chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến việc lái xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?