Nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ sắp xếp chỗ ở khách sạn ở Việt Nam không?
- Nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ sắp xếp chỗ ở khách sạn ở Việt Nam không?
- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được thực hiện như thế nào?
- Nhà đầu tư nước ngoài cần đảm bảo điều kiện nào khi kinh doanh ngành, nghề trong danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài?
Nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ sắp xếp chỗ ở khách sạn ở Việt Nam không?
Dịch vụ sắp xếp chỗ ở (CPC64110) được cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ WTO mà Việt Nam làm thành viên như sau:
Không hạn chế.
Không hạn chế.
Không hạn chế, ngoại trừ trong vòng 8 năm kể từ ngày gia nhập, việc cung cấp dịch vụ cần tiến hành song song với đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn. Sau đó không hạn chế.
Chưa cam kết, trừ các cam kết chung.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý như sau:
Điều 3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý
...
22. Kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.
...
Theo quy định tại Điều 38 Luật Du lịch 2017 về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
Điều 38. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn với đối tác Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại các điều 31, 33, 34, 35 và 36 của Luật này.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.
Như vậy, dịch vụ sắp xếp chỗ ở thuộc ngành nghề có điều kiện đối với nhà tư nước ngoài, do đó, khi nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện đầu tư kinh doanh lĩnh vực này cần thực hiện dưới hình thức góp vốn với đối tác Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh.
Nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ sắp xếp chỗ ở khách sạn ở Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Du lịch 2017, trình tự, thủ tục thực hiệp cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được thực hiện như sau:
Bước [1] Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch.
Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Bước [2] Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Trong trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Nhà đầu tư nước ngoài cần đảm bảo điều kiện nào khi kinh doanh ngành, nghề trong danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư 2020 về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
...
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
...
Như vậy, để nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện đầu tư kinh doanh các ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì cần đảm bảo được các điều kiện sau:
[1] Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
[2] Hình thức đầu tư;
[3] Phạm vi hoạt động đầu tư;
[4] Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
[5] Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông gặp biển nào không được phép đi vào?
- Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được tiến hành như thế nào?
- Tạm ngừng nhập khẩu là gì? Áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp nào?
- 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu m? Đơn vị đo pháp định được sử dụng trong trường hợp nào?