Cách viết mẫu số 01 phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ mới nhất 2024?

Cho tôi hỏi mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ hiện nay là mẫu nào và cách viết như thế nào ạ? Câu hỏi của bạn Khánh Quỳnh - Nghệ An.

Cách viết mẫu số 01 phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ mới nhất 2024?

Hiện nay, phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ mới nhất 2024 đang được áp dụng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.

Dưới đây là mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ mới nhất 2024:

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/20052024/chat-luong-can-bo.jpg

Tải về mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ mới nhất 2024:

Tại đây

Cán bộ có thể tham khảo cách viết mẫu số 01 phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ mới nhất 2024 sau đây:

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/20052024/huong-dan-cach-viet.jpg

Tải về: Tại đây

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/20052024/danh-gia-xep-loai.jpg

Cách viết mẫu số 01 phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ là gì?

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 90/2020/NĐ-CP thì tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ đó là:

(1) Chính trị tư tưởng

- Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;

- Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức;

- Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân;

- Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.

(2) Đạo đức, lối sống

- Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa;

- Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị;

- Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh;

- Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

(3) Tác phong, lề lối làm việc

- Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ;

- Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc;

- Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

- Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ.

(4) Ý thức tổ chức kỷ luật

- Chấp hành sự phân công của tổ chức;

- Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;

- Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định;

- Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.

(5) Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý)

- Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.

Cán bộ có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì có thực hiện việc đánh giá xếp loại chất lượng không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 2. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
3. Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
...

Theo quy định này, đối với cán bộ có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì sẽ không thực hiện việc đánh giá xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, ngoại trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.

Trân trọng!

Cán bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cán bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp xã sáp nhập đang dôi dư cán bộ có được phép điều động cán bộ từ xã khác về không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức mới nhất 2024 và cách điền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 2025, không còn cơ chế tiền lương, phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định phân loại sức khỏe cán bộ theo Bộ Y tế mới nhất 2024? Cán bộ được khám sức khỏe mấy lần trong 01 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Các lĩnh vực nào người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, hoạt động sau khi thôi giữ chức vụ trong Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức viên chức mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của trợ lý, thư ký cán bộ cấp cao là gì? Quy trình bổ nhiệm trợ lý cán bộ cấp cao thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Danh mục nghề nghiệp Việt Nam mới nhất 2024 theo Quyết định 34?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết mẫu số 01 phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định 144-QĐ/TW: Cán bộ, đảng viên chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, cấp trên gương mẫu trước cấp dưới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cán bộ
Nguyễn Thị Kim Linh
384 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cán bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào