Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có được chia tài sản chung là quyền sử dụng đất không?
- Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có được chia tài sản chung là quyền sử dụng đất không?
- Thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
- Thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận phân chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng là khi nào?
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có được chia tài sản chung là quyền sử dụng đất không?
Tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể thỏa thuận phân chia tài sản chung là quyền sử dụng đất. Vợ chồng có thể thỏa thuận chia một phần, hoặc toàn bộ quyền sử dụng đất là tài sản chung.
Thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
Tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
...
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, luật không quy định thỏa thuận phân chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng phải công chứng, chứng thực.
Do đó, thỏa thuận chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc công chứng, chứng thực được thực hiện khi các bên có thỏa thuận.
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có được chia tài sản chung là quyền sử dụng đất không? (Hình từ Internet)
Thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận phân chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng là khi nào?
Tại khoản 1 Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận phân chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong thỏa thuận; nếu trong thỏa thuận không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?