Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2025? Người dân được sử dụng pháo hoa trong những dịp nào?
Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2025?
Theo lịch vạn niên thì giao thừa 2025 sẽ rơi vào ngày 28 tháng 1 năm 2025 dương lịch (Thứ ba). Chính vì vậy, tính từ ngày 11/6/2024, còn 230 ngày nữa đến giao thừa 2025.
Tết 2025 là năm Ất Tỵ, tính từ ngày 29/01/2025 đến hết ngày 16/02/2026 (theo lịch âm).
Giao thừa 2025 sẽ rơi vào 28 tháng 1 năm 2025 (Thứ ba)
Mùng 1 Tết 2025 sẽ rơi vào 29 tháng 1 năm 2025 (Thứ tư).
Mùng 2 Tết 2025 sẽ rơi vào 30 tháng 1 năm 2025 (Thứ năm).
Mùng 3 Tết 2025 sẽ rơi vào 31 tháng 1 năm 2025 (Thứ sáu).
Người dân được sử dụng pháo hoa trong những dịp nào?
Tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định sử dụng pháo hoa như sau:
Điều 17. Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, người dân được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau:
- Lễ, tết.
- Sinh nhật
- Cưới hỏi
- Hội nghị
- Khai trương
- Ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2025? Người dân được sử dụng pháo hoa trong những dịp nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa nổ?
Tại Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định như về thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa nổ như sau:
Điều 12. Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ
1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn phải đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch trước 30 ngày kể từ ngày dự kiến tổ chức bắn pháo hoa nổ, nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm bắn, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa nổ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổng hợp, quyết định.
Tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ như sau:
Điều 11. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa nổ được quy định như sau:
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định đối với các ngày lễ tết như Tết Nguyên đán, Giỗ Tổ Hùng Vương, Quốc khánh, Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng, kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định trường hợp bắn pháo hoa nổ ở các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế và trường hợp khác. Lưu ý trong trường hợp này tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn phải đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch trước 30 ngày kể từ ngày dự kiến tổ chức bắn pháo hoa nổ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?