Mẫu PC21 văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ mới nhất mới nhất theo Nghị định 50?
- Mẫu PC21 văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ mới nhất mới nhất theo Nghị định 50?
- Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy gồm những tài liệu nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy?
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được hưởng những quyền lợi nào?
Mẫu PC21 văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ mới nhất mới nhất theo Nghị định 50?
Mẫu số PC21 Đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ mới nhất 2024 được quy định trong Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
Tải về mẫu PC21 văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ mới nhất tại đây.
Mẫu PC21 văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ mới nhất mới nhất theo Nghị định 50? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy gồm những tài liệu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 12 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy như sau:
Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
5. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:
a) Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đề nghị Cơ quan Công an cấp Chứng nhận huấn luyện: văn bản đề nghị kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21); kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện;
b) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC22);
c) Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23)
...
Như vậy, khi đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, người nộp hồ sơ cần chuẩn bị những tài liệu sau:
[1] Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đề nghị Cơ quan Công an cấp Chứng nhận huấn luyện, hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21 ban hành theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP)
+ Kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện.
[2] Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện, hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC22 ban hành theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP)
[3] Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23 ban hành theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP)
Cơ quan nào có thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về cơ quan có thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điều động đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình;
- Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình;
- Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi cả nước.
Lưu ý: Khi nhận được lệnh điều động tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì người có thẩm quyền quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phải chấp hành
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được hưởng những quyền lợi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ngoài việc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân còn được hưởng các chế độ sau đây:
+ Định lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi chữa cháy;
+ Được hưởng chế độ theo danh mục ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?
- Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2025?
- Hạn nộp báo cáo tài chính quý 4/2024 của doanh nghiệp nhà nước là ngày nào?
- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?