Từ 1/7/2024, cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện tuyên truyền thông tin thiết yếu qua tin nhắn viễn thông cho người dân?
Từ 1/7/2024, cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện tuyên truyền thông tin thiết yếu qua tin nhắn viễn thông cho người dân?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu qua tin nhắn viễn thông như sau:
Điều 32. Đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu qua tin nhắn viễn thông
Đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu đến người dân qua tin nhắn viễn thông là cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, từ 1/7/2024, đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu đến người dân qua tin nhắn viễn thông là cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, tại Điều 33 Nghị định 49/2024/NĐ-CP, nội dung và cách thức thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu qua tin nhắn viễn thông như sau:
- Cung cấp, phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân.
- Việc thông tin, tuyên truyền về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn và tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ yêu cầu về nội dung, phạm vi tuyên truyền đến người dân để lựa chọn doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ tin nhắn viễn thông theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Từ 1/7/2024, cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện tuyên truyền thông tin thiết yếu qua tin nhắn viễn thông cho người dân? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền qua tin nhắn viễn thông được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện hoạt động tuyên truyền qua tin nhắn viễn thông như sau:
Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện hoạt động tuyên truyền qua tin nhắn viễn thông
1. Cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung tin nhắn; bảo đảm nội dung tin nhắn phù hợp với định dạng của tin nhắn viễn thông; quyết định đặc tính tập thuê bao cần gửi tin nhắn viễn thông.
2. Người đứng đầu cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương quyết định nội dung, thời lượng tin nhắn tuyên truyền đến các thuê bao viễn thông trong phạm vi cả nước hoặc từng khu vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ở trung ương.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nội dung, thời lượng tin nhắn tuyên truyền đến các thuê bao viễn thông trên phạm vi địa bàn cấp tỉnh.
Như vậy, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền qua tin nhắn viễn thông được quy định như sau:
- Cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung tin nhắn; bảo đảm nội dung tin nhắn phù hợp với định dạng của tin nhắn viễn thông; quyết định đặc tính tập thuê bao cần gửi tin nhắn viễn thông.
- Người đứng đầu cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương quyết định nội dung, thời lượng tin nhắn tuyên truyền đến các thuê bao viễn thông trong phạm vi cả nước hoặc từng khu vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ở trung ương.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nội dung, thời lượng tin nhắn tuyên truyền đến các thuê bao viễn thông trên phạm vi địa bàn cấp tỉnh.
Nguyên tắc hoạt động thông tin cơ sở là gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 49/2024/NĐ-CP, nguyên tắc hoạt động thông tin cơ sở như sau:
- Thông tin kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, phù hợp với trình độ, nhu cầu của người dân ở từng vùng, miền, đặc biệt là người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương.
- Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin thiết yếu đến người dân.
- Người dân được bảo đảm và bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
- Tôn trọng ý kiến đóng góp của người dân; tiếp nhận thông tin phản ánh và thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Lưu ý: Nghị định 49/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/7/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?